OMI VIỆT NAM::Trung tâm tư vấn và lắng nghe: một sáng kiến của Hiến Sĩ CAMEROON Tin Hội dòng Trung tâm tư vấn và lắng nghe: một sáng kiến của Hiến Sĩ CAMEROON Thomas Bang, OMI Thành phố Maroua là thủ đô của vùng Cực Bắc Cameroon. Vùng này là một trong những nạn nhân chính của khủng bố Hồi giáo Boko Haram. Maroua đón nhận nhiều người di dân trong nước cũng như người tị nạn đến từ Nigeria. Nơi đây cũng có những người di dân đến từ các khu vực nói tiếng Anh ở Tây Bắc và Tây Nam Cameroon. Hai khu vực này là nạn nhân của bạo lực do khủng hoảng chính trị, đã khiến hơn 2.000 người chết và hơn 6.000 người phải di dời, theo báo chí địa phương. Thành phố Maroua trở thành một trung tâm lớn tiếp nhận những nạn nhân chiến tranh và nghèo đói. Những người di dân và tị nạn này là nạn nhân của các kiểu lạm dụng và bạo lực. Nhiều trẻ em và phụ nữ đã bị hãm hiếp, đánh đập, đâm chém, xa gia đình, không được đến trường và thậm chí là bị cướp lương thực. Có những cha mẹ đã mất con và nhiều trẻ em mất cha mẹ. Luôn ưu tư đến người nghèo, anh em Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô nhiễm tỉnh dòng Cameroon đã mở một Trung tâm Tư vấn ở Maroua, từ ngày 17 tháng 8 năm 2019. Tên của trung tâm này là Maroua Counseilling Center (M.C.C.): Trung tâm lắng nghe Maroua. Trung tâm được thành lập theo sáng kiến của Cha Giám tỉnh Edouard Dagavounansou. Cha Thomas Bang là giám đốc của trung tâm. Trung tâm hợp tác với các nhà tâm lý học, một bác sĩ, một luật sư tại Barreau, Cameroon và các thành viên của cảnh sát thành phố. Cha Thomas lắng nghe từng nạn nhân và, tùy theo vấn đề, ngài gởi họ đến các cộng tác viên của trung tâm, theo chuyên môn của từng người. Trung tâm mở cửa từ thứ ba đến thứ bảy, từ 8 đến 12 sáng và từ 4 đến 6 giờ chiều. Nơi đây tiếp đón các nạn nhân bị lạm dụng và bạo lực dưới mọi hình thức. Cho đến nay, phần lớn các nạn nhân là trẻ em và phụ nữ. Trung tâm cũng gặp những khó khăn: nhu cầu quá cao, vì nhiều người đến trong ngày. Tùy từng trường hợp, có khi phải dành cả hai giờ để lắng nghe một nạn nhân. Vì thiếu tài chánh, ngoài Cha Thomas, trung tâm không có nhân viên thường trực nào khác. Giám đốc của trung tâm cũng có những trách nhiệm song song khác, khiến không phải lúc nào ngài cũng có mặt. Một số người đến trung tâm để xin được hỗ trợ về vật chất, như học phí cho trẻ em, thực phẩm, vấn đề sức khỏe và thậm chí cả nhà ở. Các khía cạnh tích cực của trung tâm: Có những nạn nhân bị lạm dụng nói với chúng tôi rằng, họ cảm thấy nhẹ nhõm chỉ qua việc được lắng nghe. Các nạn nhân an tâm khi biết rằng cuối cùng, cũng có một nơi mà họ có thể nói chuyện cách an toàn và tự do. Chúng tôi tự hào về thiện chí của các nhân viên làm công việc thiện nguyện. Các dự án của trung tâm: Có một phòng ăn để cung cấp một bữa ăn trong ngày cho một số nạn nhân; xây nhà vệ sinh và vòi tắm cho các nạn nhân, khi họ đến ở trung tâm; có thêm nhân viên thường trực: hai hoặc ba người. Đó là giấc mơ, nhưng là giấc mơ có thể trở thành hiện thực. Đình Hương, OMI Chuyển dịch từ omiworld.com Ngày 12 tháng 11 Năm 2019 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Tuần Cầu Nguyện Cho Ơn Gọi Dòng Hiến Sĩ Khấn trọn đời: Sống niềm vui Tin Mừng một cách triệt để Đón nhận Hiến Pháp và Quy Luật: Lời mời gọi đến một "cuộc hoán cải thứ hai" Thư của Cha Bề trên Tổng quyền mừng ngày kỷ niệm 199 năm Đức Giáo Hoàng chuẩn nhận Hiến Pháp và Quy Luật Khóa “Về Nguồn Mai Thiên Lộc” Bằng Tiếng Pháp, Tháng 4 Năm 2023 Mừng lễ thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc Chuẩn bị mừng lễ thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: ngày 4 Chuẩn bị mừng lễ thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: ngày 3 Thư Của Cha Bề Trên Tổng Quyền Nhân Ngày Mừng Kỷ Niệm 197 Năm Chuẩn Nhận Hiến Pháp Và Quy Luật Dòng Thông Điệp của Tổng Tu Nghị 37