OMI VIỆT NAM::Cảm Nghiệm Về Cuộc Gặp Gỡ Đầu Xuân Của Một Hiến Sĩ Việt Nam Trên Đất Nước Sri Lanka Cộng đoàn học viện Cảm Nghiệm Về Cuộc Gặp Gỡ Đầu Xuân Của Một Hiến Sĩ Việt Nam Trên Đất Nước Sri Lanka Gặp gỡ đầu xuân, khác niềm tin vẫn hoà chung niềm vui: Những cảm nghiệm của một thầy Hiến Sĩ Việt Nam trên đất Sri Lanka. Tết năm nay thật đặc biệt đối với tôi. Tôi có liên lạc với đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka, thì được biết cộng đoàn người Việt thường tổ chức ngày Tết với nhau ở Côlombô hay Kandy. Năm nay có 20 người không thể về Việt Nam được, nên họ tụ họp ở Kandy để chuẩn bị cho Tết. Tôi xin phép Bề trên đến Kandy để họp mặt với họ. Và tôi gặp được cộng đồng người Việt Nam đang sống ở đây, phần lớn là các anh chị em tăng ni, cùng một số công nhân, chỉ có mình tôi là người công giáo. Chúng tôi đi thăm thánh tích Phật, nhưng chỉ được nhìn ở xa mà không được tiếp cận. Còn thành phố cổ Kandy, có đôi nét rất giống hồ Hoàn Kiếm và hồ Tây ở Hà Nội, nhưng nhịp sống thì rất êm ả, mang dáng dấp của nội thành Huế... Tôi đã xúc động, dâng trào cảm xúc, vì giữa một đất nước xa xôi, mình vô tình bắt gặp được nét quê… Tôi được các anh chị dẫn đi thăm trường đại học Phật giáo quốc tế lớn ở Kandy; tôi cũng được thăm khu nuôi voi: mỗi năm vào dịp tháng 8 họ sẽ diễu hành với kiệu thánh tích Phật. Tôi được thăm ngôi chùa Việt đầu tiên tại Sri Lanka. Hơi tiếc, mảnh đất gọi là chùa Việt đầu tiên ấy chỉ mới có những lũy tre, chưa có ngôi chùa nào cả, vì ngôi chùa ấy sẽ được xây dựng vào những tháng tới. Chính tại nơi đây, chúng tôi tất bật làm cây mai, cành đào, cắt lá chuối, chẻ tre.... để chuẩn bị cho năm mới. Tụi tôi mỗi người một việc. Có nếp, đậu, hạt dưa, bánh mứt đều từ Việt Năm gởi qua. Ở đây, họ không có gạo nếp nên Việt Nam gởi qua cho, được 5 lít, thế là tụi tôi đã làm bánh chưng, bánh tét ; điều thú vị là bánh chưng được gói bằng lá chuối. Đúng mười giờ khuya, chúng tôi ngồi quanh đám lửa, vui kể chuyển đời, chuyện công việc nơi xứ người. Đa phần tăng ni đến đây để học Phật, thậm chí, có một người đến để dạy tại SIBA Campus (Sri Lanka International Buddhist Academy – Trung tâm Phật giáo quốc tế lớn nhất ở đây); một người đến để xây chùa, nhiều người làm cho công ty Nhật và được đưa sang đây để xây dựng; còn tôi thì học Thần học và đi thực tập mục vụ. Ai ai cũng có nhận xét chung là đất nước đẹp nhưng còn quá nghèo. Khi tôi chia sẻ về việc: tôi sống, vui chơi và tiếp cận với công việc thường nhật, cũng như trực tiếp thăm viếng người nghèo ở đây, thì ai cũng ngỡ ngàng, nhất là các tăng ni. Họ bảo rằng, cái họ biết, họ cảm về đất nước này, là qua những bài học, qua những lời kể của các sư bản địa hay của một số người thân thiết mà họ quen biết; còn tôi thì lại được thâm nhập thực tế vào đời sống và hiểu cặn kẽ hơn về cuộc sống và hoàn cảnh sống của người dân. Tôi chỉ mỉm cười và bảo đó là linh đạo sống của chúng em, chúng em đến với người nghèo ở vùng sâu và vùng xa, để giúp họ nhận ra gương mặt đầy yêu thương của Thiên Chúa, của Thượng Đế. Điều làm tôi rất vui đó là tôi đã cho họ biết: sự hiểu biết và cái nhìn của họ chỉ dừng lại trên bình diện lý thuyết và quản trị mà thôi, còn cái hiểu biết của tôi là sự kết hợp giữa thực tiễn và kinh nghiệm. Chính điểm này làm cho tôi thật tự hào khi đối diện, trò chuyện với các tăng ni cũng như vị giáo sư của SIBA Campus. Tôi thấy mình thật hãnh diện vì luôn có Chúa đồng hành, và những gì mình nói, mình thể hiện, đều là sự thật từ trong môi trường sống hằng ngày. Chính kinh nghiệm và sự chân thành đó đã mang tôi đến gần hơn với mọi người, và chúng tôi cùng giúp nhau để hiểu cách nghĩ của nhau và hiểu hơn về con người Sri Lanka. Nói cho cùng, hầu như mọi người đến học Phật hay làm việc ở Côlombô đều có cái nhìn phiến diện về người Tamil, và chính cách nghĩ, cách chia sẻ của tôi phần nào giúp họ điều chỉnh cách nghĩ một chiều của họ. Tôi cảm tạ Chúa, cảm ơn các cha, Ban đào tạo đã cho tôi cơ hội để du học, để mục vụ, và từ đó, tôi có nhiều cơ hội mở mang kiến thức và nhìn nhận sự việc ở một góc độ tích cực nhất. Tôi đã ở Kandy một ngày, và đó là những gì mà tôi học hỏi cũng như quan sát được nhân dịp cuối năm. Cuối cùng tôi xin kính chúc mọi người tràn đầy Hồng ân và tình yêu của Chúa Xuân. Giuse Phương, OMI. Ngày 27 tháng 02 Năm 2021 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Học viện Mai Thiên Lộc – Thánh lễ khai giảng năm học mới 2024 – 2025 Thánh lễ Trao Tác Vụ Giúp Lễ - Bế Giảng Niên Khóa 2023-2024 Niềm Vui Chào Đón Chúa Giáng Sinh Học Viện Mai Thiên Lộc - Thánh lễ Khai Giảng Năm Học Mới, Niên Khóa 2023-2024. Strasbourg, 40 Ngày Của Niềm Vui Và Hy Vọng Giới Thiệu Cộng Đoàn Học Viện Hiến Sĩ Quốc Tế Tại Manila Thánh lễ trao ban tác vụ đọc sách Giáng Sinh yêu thương tại Học viện Mai Thiên Lộc 2019 Học Viện HIẾN SĨ với 24 Giờ Dành Cho Chúa Anh Em Hiến Sĩ - Học Viện Mai Thiên Lộc - Lặp Lại Lời Khấn Năm 2020