OMI VIỆT NAM::CHƯƠNG TRÌNH ẨM THỰC “BÁC ÁI HIẾN SĨ” GIÚP BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN Ở YÊN BÁI Bác Ái Hiến Sĩ CHƯƠNG TRÌNH ẨM THỰC “BÁC ÁI HIẾN SĨ” GIÚP BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN Ở YÊN BÁI Từ năm 2021, một nhóm gồm 21 góa phụ và bà mẹ đơn thân đã tham gia tổ chức Bác Ái Hiến Sĩ (OMI), hoạt động bác ái của Hội dòng Hiến Sĩ ở tỉnh Yên Bái, miền Bắc Việt Nam, để phục vụ món “cháo”, một bữa ăn sáng truyền thống, mỗi sáng thứ ba cho gần 250 bệnh nhân trong hai bệnh viện trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ. CHƯƠNG TRÌNH ẨM THỰC “BÁC ÁI HIẾN SĨ” GIÚP BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN Ở YÊN BÁI Ngày 27/08/2022 Từ năm 2021, một nhóm gồm 21 góa phụ và bà mẹ đơn thân đã tham gia tổ chức Bác Ái Hiến Sĩ (OMI), hoạt động bác ái của Hội dòng Hiến Sĩ ở tỉnh Yên Bái, miền Bắc Việt Nam, để phục vụ món “cháo”, một bữa ăn sáng truyền thống, mỗi sáng thứ ba cho gần 250 bệnh nhân trong hai bệnh viện trên địa bàn thị xã Nghĩa Lộ. Tổng cộng có tám nhóm phục vụ hàng tuần cho bệnh nhân đến từ nhiều bệnh viện ở các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La và Yên Bái. Khu vực này có hàng chục dân tộc thiểu số. Các tình nguyện viên trong trang phục truyền thống tại Đền thánh Đức Mẹ La Vang, tỉnh Quảng Trị. Bà Lương Thị Hiền, 60 tuổi, một phụ nữ Việt Nam, dân tộc Thái, không phải người Công giáo, chuẩn bị bữa ăn sáng với năm phụ nữ khác tại nhà xứ Nghĩa Lộ, vào sáng thứ Ba hàng tuần cho các bệnh nhân tại một bệnh viện địa phương ở tỉnh Yên Bái, miền bắc. Bằng một giọng nói lớn và mặc chiếc áo thun màu xanh, màu của nhóm Bác Ái Hiến Sĩ (OMI), bà đến gõ cửa bệnh viện để mời bệnh nhân và người thân của họ đến nhận cháo, một bữa ăn sáng truyền thống, có thịt, cá và rau. Gần 250 người được hưởng lợi từ tổ chức này mỗi tuần tại Bệnh viện Đa khoa và bệnh viện tư nhân gần đó. Bà Lương Hiền, người tham gia nhóm Bác Ái Hiến Sĩ từ tháng sáu cho biết: “Tôi rất vui khi được cùng với những người phụ nữ khác phục vụ tận tình những bữa ăn dinh dưỡng cho bệnh nhân nghèo, bao gồm cả người dân tộc của tôi, để họ nhanh chóng hồi phục sức khỏe và trở về nhà”. Khu vực này có hàng chục cộng đồng dân tộc thiểu số. Chị Giàng Thị Sinh, một phụ nữ dân tộc Hmông ở bản Suối Bu, huyện Văn Chấn, cho biết con gái 3 tuổi của chị bị suy dinh dưỡng do giun phải nằm viện điều trị 10 ngày. “Chúng tôi rất vui đến nhận thực phẩm của nhóm Bác Ái. Chúng tôi không biết mình sẽ làm thế nào nếu không có họ, vì chúng tôi không có tiền” cô nói và cho biết thêm rằng gia đình cô mưu sinh bằng việc bán ngô và rau nhặt được trong rừng. Một nhóm được thành lập vào năm 2021 Về phần mình, bà Lương Thị Hiền, mẹ hai con, chồng mất cách đây 15 năm, con cái đã lập gia đình và ra ở riêng, bà kể rằng các thành viên trong nhóm từ thiện thường xuyên đến gặp bà để nâng đỡ bà, còn bà thì dạy họ các điệu nhảy truyền thống. Bà cũng bán rau và các món ăn đặc sản của dân bản địa tại một chợ địa phương, và bà cũng gửi tiền quyên góp cho nhóm, đồng thời tình nguyện dọn dẹp nhà cửa cho những người hàng xóm bị bệnh của bà. Người trưởng nhóm, bà Maria Trần Thị Kim, giải thích rằng nhóm được thành lập vào năm 2021 bởi các nhà truyền giáo Hiến Sĩ và hiện có 21 phụ nữ, bao gồm các thành viên của cộng đồng Mường và Thái. Họ thuộc ba giáo xứ Nghĩa Lộ, Vàng Cải và Vinh Quang, một nửa trong số họ không phải người Công giáo. Một số cũng đã lấy lại niềm tin nhờ nhóm, sau một thời gian xa cách Giáo hội. Bà Marie Kim, 64 tuổi, cho biết các thành viên của nhóm, là những góa phụ và bà mẹ đơn thân, được chia thành 4 nhóm để thay phiên nhau phục vụ cháo cho các bệnh nhân. Tám nhóm Bác Ái Hiến Sĩ cho các bệnh viện ở bốn tỉnh địa phương Họ và các nhà hảo tâm địa phương trang trải chi phí bữa ăn lên đến 4 triệu đồng (170 euro) mỗi tháng. Một tình nguyện viên địa phương vận chuyển cháo đến bệnh viện bằng một chiếc xe tải. Maria, bà mẹ hai con, cho biết thêm rằng các thành viên không theo đạo Công giáo cũng hát thánh ca và mua tràng hạt để tặng bạn bè của họ. “Chúng tôi gắn bó với nhau thông qua văn hóa và đức tin, và chúng tôi trở nên đoàn kết thông qua các công việc bác ái. Họ cũng đến thăm các giáo xứ và địa điểm tôn giáo, tổ chức các điệu múa truyền thống, hát thánh ca và trình bày chương trình ẩm thực của họ cho những người khác để gây quỹ. Vào đầu tháng 8, họ cũng đã hành hương về thánh địa Đức Mẹ La Vang, tỉnh Quảng Trị, miền Trung. Họ đã trình diễn một điệu múa Xòe ở đó, điệu múa của nhóm dân tộc Thái. Điệu múa đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12 năm ngoái, phản ánh thế giới quan của người dân làng Thái và những mong ước về hạnh phúc, sức khỏe và thịnh vượng. Họ cũng được gặp Đức cha An-phông-sô Nguyễn Hữu Long, Giám mục Vinh, là nguyên Giám mục Phụ tá của giáo phận Hưng Hóa, quê hương họ. Đức cha cho biết ngài đánh giá cao sự phục vụ của họ và đã giúp cho họ một ít chi phí để trang trải những bữa ăn dành cho bệnh nhân. Các nhà truyền giáo Hiến Sĩ thuộc tỉnh Lào Cai đã thành lập một nhóm tình nguyện viên đầu tiên vào năm 2019 để phục vụ cháo cho các bệnh nhân nghèo tại một bệnh viện công ở Huyện Bắc Hà. Đến nay, có tổng cộng tám nhóm phục vụ bữa ăn sáng cho gần 250 bệnh nhân mỗi tuần, tại nhiều bệnh viện ở các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La và Yên Bái. Đình Hương, OMI Chuyển dịch từ https://missionsetrangeres.com/ Ngày 29 tháng 08 Năm 2022 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Khai xuân các nồi cháo - nồi cơm ‘Bác ái Hiến Sĩ’: Hơi ấm yêu thương đến với bệnh nhân Lang Thang Cùng Nhóm Bác Ái Hiến Sĩ Những Ngày Cận Tết Thánh Lễ Tạ Ơn 6 Năm Hoạt Động & 3 Năm Thành Lập Nhóm Bác Ái Hiến Sĩ