OMI VIỆT NAM::“Niềm thao thức mang Tin Mừng đến với anh chị em nghèo khổ, luôn thúc bách tôi.” Đấng sáng lập “Niềm thao thức mang Tin Mừng đến với anh chị em nghèo khổ, luôn thúc bách tôi.” 1789 : Cách mạng Pháp bùng nổ.24/12/1790 : Cha của ngài, thuộc hàng quý tộc, chứng kiến những người bị treo cổ trước nhà. Không mấy chốc, sẽ đến phiên ông… …cha của Eugène trốn sang Nice, rồi sang Turin, Venice, Naples và Palermo. Eugène được 8 tuổi khi đi lưu đày và 20 khi trở về Pháp. THÁNH IGIÊNIÔ MAI THIÊN LỘC Igiêniô sinh năm 1782 trong một gia đình quý tộc ở Aix. Năm 1791, ngài cùng với cha mẹ buộc phải chạy trốn Cuộc Cách Mạng Pháp. Trong suốt 11 năm, ngài sống tha hương nhiều nơi ở Ý; từ Nice đến Turin, qua Venice tới Naples và cuối cùng là Palermo. Lúc trở lại Pháp Mai Thiên Lộc đã là một chàng trai trẻ. Vào một chiều thứ Sáu Tuần Thánh, khi đang cầu nguyện trước tượng chịu nạn, ngài đã cảm nhận được tình yêu sâu thẳm mà Thiên Chúa đã dành cho mình. Cảm nghiệm đó đã làm thay đổi cuộc đời ngài. Ngài vào chủng viện năm 1808 và được phong chức linh mục năm 1811. Trở lại Aix, ngài đã gây kinh ngạc cho nhiều người trong việc thuyết giảng bằng tiếng Provençal cho tầng lớp bần cùng. Sứ vụ của ngài sẽ là cho người nghèo. Năm 1816, ngài quy tụ một nhóm linh mục địa phận để làm việc cùng nhau, rao giảng sứ vụ cho những người bị bỏ rơi. Đây là khởi đầu của Dòng Anh Em Truyền Giáo Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm, một Hội Dòng mới được thành lập bởi Igiêniô Mai Thiên Lộc, đã được Giáo hội công nhận vào năm 1826. Ngài được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá của Icosia năm 1832. Năm 1837, ngài kế vị chú ngài làm giám mục Mạc-xây. Ngài đã qua đời ở đó vào năm 1861 và được phong thánh năm 1995. Ngày lễ kính của thánh nhân là ngày 21 tháng 05 hằng năm. ĐẤNG SÁNG LẬP DÒNG ANH EM TRUYỀN GIÁO HIẾN SĨ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM Trở lại Aix với tư cách là một linh mục trẻ, cha Mai Thiên Lộc tiếp tục công việc của ngài với những người mà ngài xem họ bị bỏ rơi và bị ruồng rẫy. Trong khi phục vụ những tù nhân chiến tranh người Áo ở Aix, ngài đã bị nhiễm bệnh sốt phát ban rất nặng và suýt chết. Sau khi khỏi bệnh, ngài nhận ra rằng ngài không thể thực hiện lý tưởng một mình mà cần có sự cộng tác của người khác, và ngài mời gọi các linh mục khác cùng tham gia vào kế hoạch rao giảng Tin Mừng ở miền quê Provence. Cha Tempier, một cha phụ tá trẻ ở thị trấn lân cận, được mời gọi theo như lời Igiêniô nhận xét: “cha hoàn toàn cần thiết cho công việc này mà Thiên Chúa thúc đẩy chúng ta thực hiện.” Cha Tempier cùng với 3 linh mục khác, 5 linh mục trẻ này, hầu hết các ngài ở độ tuổi ngoài 20 hoặc 30, trở thành đồng sáng lập nhóm truyền giáo Anh Em Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm. Họ đã cư ngụ tại một đan viện Carmel cũ năm 1816. ĐẤNG KIẾN TẠO CỘNG ĐOÀN TÔNG ĐỒ Igiêniô Mai Thiên Lộc muốn hiến dâng đời mình cho cộng đoàn sứ vụ ở Provence. Trong lần họp mặt đầu tiên với nhóm cộng tác viên của mình, ngài muốn rằng họ bước theo gương các tông đồ bằng đời sống tận hiến và sự hy sinh của họ. Ngài đã viết trong hồi ký của mình; “Tôi trở nên tin tưởng rằng để đạt được những kết quả rao giảng như các tông đồ, chúng ta hẳn phải từng bước theo chân các ngài, và luyện tập các nhân đức chừng nào có thể như các ngài đã luyện tập. Tôi luôn cho rằng gia đình nhỏ bé của chúng ta hẳn phải thánh hiến cho Thiên Chúa và cho việc phục vụ Giáo hội thông qua các lời khấn dòng.” Yếu tố then chốt trong vấn đề này là một nhóm người muốn nên giống như các tông đồ và lấy Đức Kitô làm trung tâm điểm của đời họ. Khi ngài và cha Tempier trao đổi lời khấn năm 1816, Igiêniô Mai Thiên Lộc mong ước rằng tất cả các bạn đồng hành của ngài, cả những người từ khởi đầu lẫn những ai sẽ bước theo, sẽ nhận thức được đầy đủ giá trị của việc ‘phụng hiến mình hoàn toàn cho Thiên Chúa’. Từ OBLATION được sử dùng lâu trước khi hội dòng có tên ‘Missionary OBLATES’ . Dựa vào việc sử dụng từ ‘oblation’ , Igiêniô luôn ưa thích dùng nó hơn cho những anh em nào đã dâng lời khấn như là ‘OBLATES’. ĐẤNG BÊNH ĐỠ KẺ NGHÈO Ngay cả trước thời gian ở chủng viện, Igiêniô Mai Thiên Lộc đã bị lay động bởi những nhu cầu của người nghèo và người bị bỏ rơi. Ngài tham gia vào một nhóm chăm sóc các tù nhân ở Aix trong nhà tù địa phương. Trong chủng viện, ngài được phân công dạy giáo lý cho những trẻ em nghèo nhất ở giáo xứ địa phương. Thậm chí khi ngài được đề nghị làm việc với một nhóm ‘tốt hơn’, Igiêniô vẫn lựa chọn ở lại với các trẻ em được xem là ‘nghèo nhất của xứ đạo’. Từ ‘abandoned’ thường xuất hiện trong các bài viết của ngài, và rõ ràng rằng đây là nhóm người được ngài ưu ái hơn hết. Khi ngài trở lại Aix với vai trò là một linh mục, ngài đã yêu cầu quyền giáo hội cho ngài tự do khỏi những bổn phận của giáo xứ để có thể chăm lo cho người nghèo. Ngài đã dũng cảm yêu cầu tự do chăm sóc cho những người mà Giáo hội còn bỏ rơi. Ngài đã bị “lay động sâu xa bởi tình hình tồi tệ của các thị trấn nhỏ...mà hầu như họ đã mất hết niềm tin”. Những bài giảng của ngài trong Mùa Chay tại nhà thờ thánh Madeleine ở Aix cho thấy hướng đi của đời ngài. Trong bài giảng đầu tiên, ngài đã giảng cho tầng lớp bần cùng bằng tiếng Provençal. Ngài nói với họ như sau; “Hỡi các bạn, những người bần cùng và khốn khổ... các bạn là con cái của Thiên Chúa, là anh chị em của Đức Giêsu Kitô”. Thật vậy, Igiêniô đã công nhận phẩm giá của họ như là những con người. Về sau điều này được đưa vào trong Lời Tựa của Luật Dòng Hiến sĩ, “trước tiên hãy giúp họ trở thành con người...” ĐẤNG CHỨNG NHÂN CHO TÌNH YÊU CHÚA KITÔ TRÊN THẬP GIÁ Năm 1814, trong vai trò là một linh mục trẻ, ngài hồi tưởng lại cảm nghiệm mà mình đã có được trong chiều Thứ Sáu Tuần Thánh nhiều năm trước đó: “Tôi đã tìm kiếm hạnh phúc ngoài Chúa và cho nỗi phiền muộn của tôi quá lâu... làm sao tôi có thể quên được những giọt nước mắt cay đắng khi ngước nhìn cây Thập tự vào một chiều Thứ Sáu Tuần Thánh”. Ngài đã không quên được cây Thánh giá, và không có gì ngạc nhiên khi nó thường xuyên xuất hiện trong các bài viết của ngài và đặc biệt là trong Luật dòng mà ngài đã đề ra cho Anh em Hiến sĩ. Trong Lời nói đầu của Luật dòng khi Igiêniô nói về Giáo Hội, ngài đã mô tả nó như là “sự thừa hưởng vinh quang được chuộc lại bởi bửu huyết của chính Đức Kitô, Đấng Cứu Độ...”. Trong trường hợp này, ngài ám chỉ đến cây Thánh giá. Trong giáo huấn của ngài về việc thuyết giáo, ngài nói với Anh em Hiến sĩ; “Hãy trở nên giống như các Tông đồ, rao giảng Đức Giêsu chịu đóng đinh.” Rồi ngài nói tiếp; “Họ (Anh em Hiến sĩ) không có dấu hiệu nào phân biệt ngoại trừ dấu hiệu điển hình là tượng Chúa Chịu nạn”. Cây Thánh giá vẫn luôn là dấu hiệu phân biệt duy nhất mà Anh em Hiến sĩ luôn mang theo bên mình. Anh em Hiến sĩ cũng có truyền thống dựng một cây Thánh giá lớn sau mỗi sứ vụ như là lời nhắc nhở cho mọi người về sự thống hối và hoán cải của họ. ĐẤNG RAO TRUYỀN SỨ VỤ TRONG CÁC XỨ ĐẠO Luật dòng đầu tiên được viết bởi Igiêniô năm 1818 có một chương đầy đủ về việc rao giảng sứ vụ ở các giáo xứ. Ngài đã viết trong hai bài báo đầu tiên; “Anh em truyền giáo sẽ tận hiến mình cho việc rao giảng Lời Chúa cho người nghèo. Họ sẽ mang lại sự hổ trợ tinh thần cho người nghèo nằm rải rác khắp vùng nông thôn, cũng như các cư dân thôn dã bị tước đoạt sự giúp đỡ tinh thần. Họ sẽ chăm lo những nhu cầu như vậy thông qua sứ vụ, những buổi học giáo lý, các cuộc tĩnh tâm hoặc các sinh hoạt tâm linh khác”. Nhóm sứ vụ sẽ tự mình chuẩn bị bằng việc cầu nguyện riêng tư và cộng đoàn. Ngài nài nỉ họ sử dụng ngôn ngữ của người nghèo mà từ lâu đã bị tước đoạt khỏi việc rao giảng Lời Chúa. Những sứ vụ thuyết giáo đầu tiên trong các xứ đạo gần Aix đã gặt hái được những thành công lớn. Vào những lúc mà nhà thờ xứ đạo không đủ chỗ thì người dân đã tụ tập ở quảng trường bên ngoài. Cũng giống như Đức Kitô rảo bước từ nơi này đến nơi khác ở Galilee, những nhà truyền giáo cũng bắt chước Ngài theo cách đó. Khu vực của linh mục xứ chưa bao giờ bị lấn chiếm, bởi vì các nhà truyền giáo luôn nỗ lực và làm cho cộng đoàn giáo xứ sinh động hơn. Các nhà truyền giáo ở đó nơi mục vụ của Cộng đoàn Tín hữu. ĐẤNG NƯƠNG TỰA CHO CÁC BẠN TRẺ Một nhóm người mà Igiêniô xem bị bỏ rơi là các bạn trẻ của đất nước. Việc giáo dục được kiểm tra chặt chẽ bởi nhà nước sau cuộc Cách Mạng Pháp và không quan tâm đến tôn giáo. Cùng với cái nhìn của ngài về những người bị bỏ rơi nhất, Igiêniô quyết định thành lập một hội đoàn mà qua đó các bạn trẻ có thể đào sâu đức tin của mình và sống nó. Hoạt động này thực sự nguy hiểm, bởi vì nghĩa là ngài đang đi ngược lại với luật pháp, một đạo luật mà ngài coi là bất công. Ngài viết: “Đó là một việc làm khó khăn và tôi hoàn toàn nhận ra những gì mà nó đòi hỏi... Tuy nhiên, tôi không hề sợ hãi vì tôi đang đặt tin tưởng vào Chúa và đang tìm kiếm vinh quang của Ngài và sự cứu rỗi cho các linh hồn được chuộc lại bởi Con của Ngài, là Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta”. Ngài đã đặt tên cho nhóm này là ‘HỘI ĐOÀN THÁNH CÁC TÍN HỮU TRẺ’ . Sáu bạn trẻ đã tham gia cuộc họp mặt đầu tiên và rốt cuộc con số đã tăng lên đến 300. Hai bạn trong nhóm ban đầu đã trở thành Hiến sĩ. Với việc thành viên của hội đoàn này phát triển quá nhanh nên lúc nào cũng có trở ngại cho việc tìm kiếm một nơi đủ lớn để tụ họp. Do đó, năm 1815, ngài đã mua lại đan viện Carmel tồi tàn và phục hồi lại để sử dụng cho các cuộc hội họp của họ. Và nó đã trở thành nhà mẹ của Anh em Hiến sĩ. THẦY DẠY CỦA KẺ DỐT NÁT “Trong suốt mùa chay thánh này (Mùa chay 1813), một lượng lớn các cuộc thảo luận sẽ được dành cho người giàu và người có học thức. Lẽ nào sẽ không có cuộc thảo luận nào cho người vô học ư?” Đối với Igiêniô, những người vô học là thợ thủ công, người hầu và người nghèo. Khi được thông báo rằng ngài sẽ đưa ra giáo huấn chính thức cho những người này suốt mùa Chay Thánh, tầng lớp thượng lưu ở Aix rất kinh ngạc, thất vọng và căm phẫn. Thật chưa bao giờ được hay biết về việc dạy Giáo lý cho “các tầng lớp thấp nhất” bằng tiếng Provençal, chứ không phải bằng tiếng Pháp. Đối với Igiêniô, Phúc Âm phải được dạy cho tất cả mọi người và theo ‘cách thức dễ hiểu’. Người nghèo, tài sản cao quý của gia đình Kitô giáo, không thể bị bỏ quên trong sự hững hờ được. Người hầu và thợ thủ công không thể đến dự lễ ban ngày được, bởi vì họ phải làm việc. Người truyền giáo phải tự thích ứng với người nghèo. Trong những bức thư gửi cho các anh em Hiến sĩ, Igiêniô lúc nào cũng nhắc nhở họ ‘nói theo cách mà ngay cả những người ít học cũng có thể hiểu được’. “Người nghèo được loan báo Tin Mừng”. Đối với Igiêniô, đây là ưu tiên hàng đầu, và sau này đã trở thành phương châm sống của Anh em Dòng Hiến sĩ. MỤC TỬ CỦA CÁC TÙ NHÂN Igiêniô xem các tù nhân như là những người bị bỏ rơi. Vào đầu thế kỷ 19, việc trao Mình Thánh Chúa cho các tù nhân mang án tử hình bị từ chối, vì họ được xem là không xứng đáng. Tuy nhiên, Igiêniô hoàn toàn nghĩ khác. Ngài không những trao Mình Thánh cho các tù nhân tử hình, thậm chí ngài còn cử hành Thánh lễ cho họ nữa. Ngài sẽ cùng đồng hành với họ đến pháp trường nơi được dựng lên chỉ nằm sát ngay bên ngoài nhà tù. Cũng có nhiều tù nhân chiến tranh ở Aix năm 1814 trong điều kiện quá tải và mất vệ sinh của dịch bệnh sốt phát ban bùng nổ. Nhiều người chết kể cả các cha tuyên uý. Nhìn thấy những người nghèo bị bỏ rơi, chính Igiêniô đã tự nguyện làm tuyên uý cho họ. Không lâu sau, chính ngài cũng đã bị nhiễm bệnh sốt phát ban và suýt chết. NHÀ CANH TÂN CỘNG ĐOÀN SỨ VỤ Rao giảng sứ vụ không chỉ từ bục giảng, mà còn bao gồm cả việc thăm viếng người dân nữa. Hai ngày đầu tiên của sứ vụ giáo xứ ở khu vực nông thôn được dành cho mục đích này. Ý định này là để gặp gỡ người dân trong vai trò cá nhân để biết các vấn đề cụ thể và nhu cầu của họ. Do đó, các nhà truyền giáo hẳn sẽ rao giảng bằng cuộc sống hơn là bằng lý thuyết cao siêu. Đây là một điều gì đó khá mới mẻ. Không có ý tưởng nào tương tự mà các nhóm khác đưa ra cho sứ vụ ở Pháp vào thời điểm đó. Ngài thành lập và khuyến khích các tổ chức từ thiện và nhiều công tác xã hội khác. Chẳng hạn như những tổ chức chăm sóc ‘trẻ em đường phố’ đã được thành lập. Giám mục đã có kế hoạch cho các linh mục giáo phận thành lập trường cải cách, một dự án rất thành công. Thấy được các lợi ích mà chương trình mang lại cho các bạn trai trẻ mà chúng đã rơi vào đường xấu, giám mục khuyến khích linh mục trẻ làm việc trong trường cải cách thành lập riêng cho hội dòng của ngài để duy trì công việc hữu ích này. Không có gì được thực hiện chỉ cho riêng ngài, mà luôn được làm vì những nhu cầu của Giáo hôi. NGƯỜI PHỤC HỒI CÁC NƠI PHƯỢNG TỰ Giữa những sứ vụ được hình thành bởi Anh em Hiến sĩ, việc trông nom mục vụ những nơi thờ phượng dành cho Đức Trinh Nữ Maria sớm chiếm lấy một vị trí quan trọng và đặc quyền. Igiêniô Mai Thiên Lộc nhìn thấy công việc này như là một sứ vụ ‘liên tục’. Ngài luôn xem đó là một vinh dự mà Hội dòng được mời gọi để phục hồi sự sùng kính đối với Đức Maria trong những nơi thờ phượng nổi tiếng trước đây nhưng không nhiều thì ít đã bị bỏ rơi kể từ khi Cách Mạng Pháp nổ ra. Trong thời gian tại thế, Igiêniô đã đảm nhận trông nom chín trung tâm hành hương. Trung tâm đầu tiên trong số này là Notre Dame de Laus, một thánh đường ở chân dãy núi Alps thuộc miền nam nước Pháp. Trong khi sứ vụ chính của trung tâm hành hương là các tháng mùa hè, các nhà truyền giáo dùng mùa đông cho việc rao giảng sứ vụ và những cuộc tĩnh tâm cho giáo dân ở các làng lân cận. Mục vụ hành hương chưa bao giờ được xem là độc lập với công tác các sứ vụ. Đến cuối đời của mình trong vai trò là Giám mục Mạc-xây, Igiêniô đã tán thành việc khôi phục lại trung tâm hành hương Đức Mẹ ‘Notre Dame de la Garde’ ở Mạc-xây. Đây là một cảnh quan rất nổi tiếng ở Mạc-xây. Ngài đã qua đời trước khi công trình hoàn thành. NHÀ TRUYỀN GIÁO CỦA MẸ CHÍ THÁNH Đối với Igiêniô Mai Thiên Lộc, Anh em Hiến sĩ được thánh hiến cho Thiên Chúa dưới sự bảo trợ của Mẹ Maria. Trong sắc lệnh phê chuẩn Hội dòng nêu rõ; “Chúng tôi ước mong Hội dòng được biết đến bởi cái tên DÒNG ANH EM TRUYỀN GIÁO HIẾN SĨ ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM”. Tất cả những nổ lực truyền giáo của Anh em Hiến sĩ được thực hiện dưới sự bảo trợ của Đức Maria. Sau khi được Toà thánh phê chuẩn, Igiêniô đã viết cho các Anh em Hiến sĩ; “Đối với anh em, hẳn đó không phải là một dấu chỉ của duyên tiền định để mang cái tên Hiến sĩ của Đức Maria, mà đó là, những người được thánh hiến cho Thiên Chúa trong sự khó nghèo của Ngài dưới sự bảo trợ của Đức Maria”. Igiêniô thường xuyên kêu gọi Anh em Hiến sĩ quảng bá lòng sùng kính chân thật đối với Mẹ. Quả thật, điều này lúc nào cũng được xem như là một nhiệm vụ đặc biệt của ơn gọi Hiến sĩ. Trong bộ luật đầu tiên của Hội dòng Igiêniô đã nhấn mạnh rằng “tất cả các thành viên của Tu hội phải trau dồi lòng sùng kính đặc biệt và trìu mến với Đức Maria, người mà họ luôn xem như là Mẹ của họ”. Suốt đời mình, Igiêniô đã tỏ lòng sùng kính sâu xa với Đức Maria Vô Nhiễm, Mẹ của ngài, và ngài đã từ trần đang khi nghe những người con Hiến sĩ của mình hát bài SALVE REGINA. THẦY GIẢNG DẠY TIN MỪNG Đối với Igiêniô tin mừng ngài rao giảng là, “Các bạn là con cái của Thiên Chúa, là anh chị em của Đức Giêsu Kitô”. Cho người được xem là bé nhỏ trong xã hội, họ được nghe điều gì đó tốt đẹp và tích cực. Cách tiếp cận này sẽ lột tả cách thuyết giáo của Igiêniô. Đôi khi ngài dùng từ ngữ rất mộc mạc, nhưng luôn kèm với một thông điệp để xây dựng giá trị tự thân của cá nhân. Cha Mai Thiên Lộc có lòng tự tin rất cao trong các sứ vụ giáo xứ, bởi vì chúng đã mang đến một cơ hội tuyệt vời cho các Kitô hữu đổi mới chính mình. Điều này được trình bày trong Bộ Luật đầu tiên được viết bởi Igiêniô năm 1818. “Một và chỉ một mục tiêu duy nhất của chúng ta là dạy dỗ giáo dân... để bảo đảm rằng họ trở về nhà được soi sáng, được chạm tới và được dạy bảo, có thể lặp lại trong phạm vi gia đình những điều mà họ đã học được từ môi miệng của chúng ta”. NHÀ TRUYỀN GIÁO CỦA NHIỀU DÂN TỘC Mục đích của Igiêniô khi bắt đầu với nhóm nhỏ anh em truyền giáo là để làm sống lại niềm tin trong người dân miền nam nước Pháp. Tuy nhiên trước khi ngài qua đời năm 1861, khoảng 50 năm sau đó, những người con Hiến sĩ của ngài đã ra đi rao giảng ‘tin mừng’ nhiều nơi khác trên thế giới. Năm 1841, anh em truyền giáo đã được gửi đến Can-na-đa. Sau đó họ đến Tích Lan, Nam Phi, Anh Quốc và Ai-len. Phạm vi của các nhà truyền giáo đã được mở rộng đến tận cùng trái đất. Các nhà truyền giáo ở nước ngoài đã mang Tin Mừng cho những người chưa bao giờ được nghe nó, không chỉ là những người cố hữu của các cộng đoàn hiện thời. Trong một lá thư gửi cho Giám mục Semeria omi ở Tích Lan, ngài yêu cầu; “Lẽ nào chúng ta không bao giờ bắt đầu làm việc cho sự trở lại của những người không tin, trong số đó có một lượng lớn ở hòn đảo của anh”. CON NGƯỜI CỦA LÒNG TIN Trong suốt cuộc đời ngài, Igiêniô Mai Thiên Lộc đã khảo nghiệm tình hình với con mắt đức tin và phát hiện ra trong đó bằng cách nào Thiên Chúa đang mời gọi ngài. Thực tế đó rất rõ ràng ngay từ khởi đầu ngài lựa chọn những người cộng tác để hoàn thành sứ vụ của mình. Trong Lời Nói Đầu của Luật dòng, ngài đã viết cho nhóm người cộng tác của mình, ngài nói; “Chúng ta đã không biết rằng các lợi ích thiêng liêng của đức tin là để duy trì nguyên vẹn đến thời sau hết, chúng ta sẽ khó lòng có thể nhận ra đạo của Đức Kitô... phân tán về...”. Sự tàn phá Giáo hội ở Pháp sau cuộc Cách Mạng là rất lớn, và chỉ có đức tin sâu xa của mình và tin vào Thiên Chúa mới truyền cho Igiêniô sự can đảm và cái nhìn để tiến lên. Những bức thư khích lệ tới Anh em Hiến sĩ ở Can-na-đa cũng minh chứng cho đức tin sâu sắc của ngài. Ngài viết; “Hẳn ai đó phải từ bỏ điều gì đó vì Thiên Chúa, sẽ không bao giờ để mình bị khuất phục bởi những khó khăn”. Dòng trích dẫn từ Lời Nói Đầu, ‘Không gì mà không dám từ bỏ’, không thể được viết ra nếu không có một lòng tin sâu xa. Ngài đã sẵn sàng cho tất cả và bất cứ điều gì, bởi vì ngài tin tưởng vào Thiên Chúa. NGƯỜI LỮ HÀNH ĐI TÌM SỰ THIỆN HẢO “Tôi nghĩ rằng làm thế nào tôi được tạo thành bởi Thiên Chúa với một tâm hồn nhạy cảm, một trái tim dịu dàng, thương yêu và rộng lượng. Tất cả điều này là cho Thiên Chúa và sự tốt lành của riêng tôi; Ngài đặt tôi trong một gia đình Kitô giáo với nhiều gương lành trước mắt tôi. Và vì thế tôi đã trải qua cac tình huống mà Thiên Chúa đã đặt tôi vào đó, ở giữa chúng có những điều mà, bằng việc nhắc nhở tôi về sự tốt lành của Thiên Chúa, cho tôi một nhận thức rõ ràng rằng cách thức hoạt động của Ngài trong sự nhận thức của tôi là một cách ưa thích đặc biệt, giữa những người khác mà Ngài đã cho tôi trải qua ba năm trời dưới sự hướng dẫn thường xuyên trong cộng đoàn của một linh mục thánh thiện... người mà Ngài đã phú cho tấm lòng của một người anh đối với tôi, mà anh ấy đã yêu thương tôi nhiều đến mức nào. Tôi nâng mình lên với những ý nghĩ này, khi tôi nhìn thấy những ân sủng này như là một sự tiếp tục của sáng tạo, như thể Thiên Chúa, sau khi đã tác thành tôi, đã nắm giữ tôi và cho tôi những trải nghiệm liên tiếp này, nói rằng: Ta dựng nên con để yêu mến Ta và để phụng sự Ta”. [Trích từ ghi chú tĩnh tâm của Igiêniô Mai Thiên Lộc, tháng 12 năm 1811] CON NGƯỜI CỦA LÒNG NHIỆT HUYẾT CHÁY BỎNG Lời Nói Đầu mà Igiêniô viết như là một lời mở đầu cho Luật dòng Hiến sĩ, thực sự là một lời mời gọi cho sự đáp trả chân thành. Trong đó chúng ta có thể cảm nhận được khả năng nhận thức cấp bách và lòng hăng say tuyệt vời của ngài. Để thực hiện sứ vụ của mình hẳn phải cần ‘những linh mục cháy bừng lòng nhiệt huyết cho sự cứu rỗi con người, các linh mục làm việc với tất cả năng lực của họ đòi hỏi để cải hoá người khác’. Đối với những anh em đầu tiên theo ngài và quả thật đối với tất cả Anh em Hiến sĩ, Igiêniô luôn đòi hỏi nguyên tắc cơ bản này. ‘Họ phải phấn đấu để nên thánh’. Họ phải ‘bước đi dũng cảm... hoàn toàn từ bỏ chính mình... chỉ phấn đấu cho vinh quang của Thiên Chúa... sống trong tình trạng hy sinh thói quen và luôn tìm kiếm để đạt tới đỉnh cao của sự hoàn thiện’. Igiêniô đã nhận xét với một trong số Anh em Hiến sĩ của mình: “Tôi không có sử dụng bấc đang cháy trong xã hội này. Tôi muốn anh đốt nó, trao ánh sáng, hoặc thoát ra ngoài”. Quả thật, đây là những lời rất mạnh mẽ, mà cũng bày tỏ khát vọng sâu thẳm trong lòng của Igiêniô Mai Thiên Lộc. ĐẤNG BÀO CHỮA CỦA CÔNG LÝ Thật không chỉ là vấn đề rao truyền ‘công lý’ theo các giá trị của Tin Mừng, mà công lý đã nhìn thấy phải được thực hiện. Hậu quả của Cuộc Các Mạng đã để lại nhiều vấn đề. Tài sản bị tịch thu, rồi được bán lại với giá thấp cộng thêm tiền giấy không có giá trị thực. Trong sứ vụ giáo xứ của họ, cha Mai Thiên Lộc và các nhà truyền giáo của ngài luôn thành lập một hội đồng hoà giải để phân xử những vấn đề như vậy. Những bản báo cáo từ các cuộc họp như thế cho thấy tất cả các đảng phái dường như hài lòng với kết quả này. Các hội đồng hoà giải này đã không có chỗ đứng hợp pháp. Chúng đã được các cơ quan không chính thức thành lập để chấm dứt sự bất đồng giữa các nhóm và sự ganh đua giữa các gia đình. Các nhà truyền giáo không thể đơn giản rao giảng một tin mừng của những lời sáo rỗng đẹp đẽ. NHÀ TRUYỀN GIÁO CÓ CÁI NHÌN TOÀN CẦU Trong những ngày còn ở chủng viện, Igiêniô đã dự định hiến đời mình cho các sứ vụ hải ngoại, nhưng theo lời khuyên đặc biệt của Đức Pi-ô VII, ngài đã định cư tại quê hương mình. Khát vọng này của ngài được tìm thấy trong bản phác thảo đầu tiên của Luật dòng, ngài viết; “xét thấy các nhu cầu cấp thiết hơn của những người xung quanh họ, những Nhà Truyền Giáo miền Provence hiện thời phải giam hãm lòng nhiệt tâm của mình cho người nghèo nông thôn. Nhưng đó phải là khát vọng tha thiết của họ để nới rộng lòng nhiệt huyết của mình đến những tầm xa của toàn thế giới”. Đó là Can-na-đa, nơi mà năm 1841, đã lên tiếng kêu mời Đấng Sáng Lập dòng Hiến sĩ và con cái của ngài đã đợi chờ một thời gian dài. Giám mục của Montreal, trong cơ hội gặp gỡ Igiêniô Mai Thiên Lộc, đã nói về nhu cầu của ngài cho công cuộc truyền giáo ở bắc Can-na-đa. Lời yêu cầu này, đưa ra một định hướng mới cho Hội dòng, không thể xem nhẹ. Sau cuộc tham khảo ý kiến, Igiêniô đã nhận được sự đồng ý của Anh em Hiến sĩ và vì thế ngài bắt đầu mở ra với thế giới rộng lớn hơn. Viết cho anh em truyền giáo đầu tiên đến Can-na-đa, ngài nói: “Nhiệm vụ của anh em sẽ dẫn gia đình chúng ta tới việc chinh phục các linh hồn ở nhiều quốc gia”. Không lâu sau đó, ngài đã có thể chấp nhận một lời mời gọi khác, lần này từ một giám mục ở Ceylon (nay là Tích Lan). Trong cuộc nói chuyện với Anh em Hiến sĩ về lời mời gọi mới này, ngài nói: “Quả là một cánh đồng đang mở ra trước mắt chúng ta... lượng dân số khổng lồ đó sẵn sàng bằng đặc tính tốt lành của nó và một sự cuốn hút nào đó đối với tôn giáo để ngoan ngoãn nghe theo lời các sứ giả của Thiên Chúa, người loan báo cho họ Tin Mừng”. NGƯỜI NGẠY CẢM VỚI CÁC NHU CẦU CỦA THỜI ĐẠI Igiêniô không bao giờ ngại phải bị liên luỵ đến các vấn đề chính trị của thời đại, đặc biệt là những vấn đề ảnh hưởng đến đời sống của người Công giáo. Napoleon đã tước đoạt tự do giáo dục tôn giáo của người Công giáo Pháp. Vấn đề này xảy ra đầu năm 1841. Để có được nền giáo dục Công giáo nhiều giáo dân phải vào học trong các chủng viện. Nhưng chính phủ lại từ chối bằng cấp của họ. Trong lúc ác liệt của cuộc đấu tranh này, Igiêniô tiến đến như một chiến sĩ góp thêm nguồn sinh lực mới. Ngài đã viết thư cho Bộ Phượng Tự, và để cảnh báo quần chúng ngài đã đăng bức thư của mình trên hai tờ báo quan trọng. Nếu các giám mục đã không sẵn sàng lên tiếng, Igiêniô sẽ khuyến khích họ tiếp tục cuộc tranh đấu. “Nhận thấy vấn đề này quan trọng biết bao, tôi tin rằng chúng ta phải lo sợ nhiều từ sự im lặng hơn là từ những lời nói chân thành và thẳng thắn”. Igiêniô không tìm kiếm gì hơn là “sự tự do đích thực” và cho rằng không gì nhỏ mọn hơn sẽ kết thúc bằng việc tước đoạt quyền của các giám mục trong việc giáo dục giáo sĩ và giáo dân. LINH MỤC CỦA SỰ TÁO BẠO “Chúng ta phải nổ lực hết mình để mở mang vương quốc của Đấng Cứu Độ”. Những lời này được trích từ Bộ luật đầu tiên được viết bởi Igiêniô Mai Thiên Lộc tóm tắt tinh thần sâu thẳm nhất của ngài. Đối với Igiêniô, táo bạo, óc sáng tạo và tính sáng tạo, tất cả gói gọn trong bác ái, là thiết yếu cho đời sống. Thánh Tê-rê-sa Hài Đồng, chưa bao giờ rời khỏi đan viện, mà chị là đấng bảo trợ cho các Cuộc Truyền Giáo. Igiêniô quả thật là một ‘nhà phiêu lưu mạo hiểm thánh’. Ngài đã không thông qua bộ trưởng trong các sứ vụ bên ngoài nước Pháp. Tuy nhiên, đó là tinh thần táo bạo của cá nhân ngài, mà ngài đã truyền cho những người con Hiến sĩ của ngài để có thể tồn tại với các sứ vụ. Trong một bức thư ngài viết cho bề trên sứ vụ Can-na-đa, ngài nói: “Con phải thực sự mạnh dạn khi con được kêu gọi để chinh phục các tâm hồn”. ‘Chúng ta phải nổ lực hết mình...’, hay nói khác đi nghĩa là, ‘ không gì mà không dám từ bỏ’. GIÁM MỤC CỦA THÀNH MẠC-XÂY Igiêniô Mai Thiên Lộc trở thành giám mục Mạc-xây năm 1837. Trong thời gian ngài giữ vai trò Tổng Đại Diện và sau đó là Giám mục ở Mạc-xây, bình quân mỗi năm, hơn 30 giáo xứ mới được thành lập. Khi đã là giám mục, ngài vẫn tiếp tục là Bề trên Tổng quyền của Dòng Hiến sĩ. Dù sao đi nữa tinh thần phục vụ người nghèo vẫn luôn là ưu tiên hàng đầu của ngài. Tại toà giám mục, ngài luôn sẵn lòng tiếp đón tất cả các hạng người, và ai cũng có thể gặp ngài mà không cần hẹn trước. Người ta thường mang theo cơm trưa trong khi họ đợi đến lượt mình để gặp ngài. Ngài nổi tiếng bằng việc mục vụ chăm lo cho người nghèo, và đi rảo quanh các con phố bẩn thỉu tối tăm và chật hẹp, ngài thường đi thăm bệnh nhân và người hấp hối muộn vào ban đêm. Lái xe ngựa vòng quanh cảng, ngài gặp gỡ người dân ở đó và nói chuyện với họ bằng tiếng Provençal của riêng họ. Ngài khởi đầu như là linh mục cho người nghèo và ngài đã kết thúc đời mình với tư cách là một giám mục cho người nghèo. NHÀ LÃNH ĐẠO NGOAN CƯỜNG CỦA GIÁO HỘI Vào thời của Igiêniô, công bằng trong Giáo hội được xem là một trong bốn nhân đức chính yếu, và giáo huấn của Giáo hội về công bằng xã hội như là cách truyền bá phúc âm cho người khác đã không được phát triển như cách đã có ngày nay. Tuy nhiên, tình yêu của Igiêniô dành cho người nghèo đã thường xuyên dẫn ngài đến bênh vực họ và hiến dâng đời ngài trong việc giáo dục đức tin cho họ. Ngài lên án kịch liệt những thái độ bất công đối với người nghèo. Ngài giúp họ nhận ra phẩm giá của mình. Ngài khuyên bảo Anh em Hiên sĩ mở trường học trong mọi sứ vụ, để tham dự vào sức khoẻ cộng đồng và thúc đẩy hoà bình dân sự. Khi kết thúc sự nghiệp, lúc còn là một Thượng nghị sĩ của nước Pháp vì ngài là chủ tịch hội đồng giám mục Pháp, ngài đã bảo vệ quyền của Giáo hội chống lại sự can thiệp của chính phủ. TÌNH NHÂN VÀ LÀ NGƯỜI BẢO HỘ CỦA GIÁO HỘI GIÁO HỘI: đây là từ đầu tiên xuất hiện trong Luật dòng được viết bởi Igiêniô Mai Thiên Lộc. Ngay lập tức ngài đã ví Giáo hội ngang hàng với ‘Đức Kitô Đấng Cứu Độ’. Chính trong Lời nói đầu của Luật dòng ta thấy, tình hiếu thảo của ngài với Giáo hội được biểu lộ trong một cách rất sâu sắc. Trong những trang mở đầu của bộ luật, Igiêniô khai thác một chuỗi ba sự kiện: tình trạng tệ hại của Giáo hội, những tiếng kêu cứu thảm thiết của Giáo hội, và sự đáp trả của những người yêu mến Giáo hội. Đây là những gì ngài đã viết: “Giáo hội, trong thời đại của chúng ta, đã trãi qua sự tàn phá tàn bạo... và bị xâu xé với nỗi đớn đau... Đối mặt với tình trạng của những sự việc đáng thương này, Giáo hội tha thiết kêu gọi... các ban ngành làm tất cả trong khả năng để khơi dậy lòng tin... của con cái mình. Cảnh tượng của những điều xấu xa này đã chạm tới tâm can của các linh mục nào đó... người có một tình yêu mãnh liệt đối với Giáo Hội”. NHÀ HUẤN LUYỆN CỦA HÀNG GIÁO SĨ GIÁO PHẬN Vừa là Đấng sáng lập của một Hội dòng vừa là giám mục của một Giáo phận, Igiêniô nhất thiết phải nuôi dưỡng ơn gọi. Trong Giáo phận Mạc-xây rộng lớn, ngài cần nhiều nhu cầu, và ngài đã ủng hộ một cách tích cực cả tiểu và đại chủng viện. Sau khi chịu chức, ngài đã được đề cử làm cha linh hướng trong chủng viện thánh Xuân Bích, nơi ngài đã từng là một sinh viên. Các Anh em Hiến sĩ và các chủng sinh Giáo phận được đào tạo cùng nhau trong một thời gian dài, cho tới khi Hiến sĩ mở nhà Học viện riêng của mình. Igiêniô mong đợi cả hai nơi đào tạo này có chất lượng như nhau. Ngài đã chăm lo để có được những giáo viên tốt nhất. Bất cứ điều gì được thực hiện và cải thiện trong chủng viện Mạc-xây có thể được quy cho giám mục Mạc-xây và Anh em đồng sự Hiến sĩ của ngài. Mối quan tâm của ngài đối với hàng giáo sĩ cũng mở rộng đến tiền lương và mức lương họ nhận được. Trường hợp ngài không nhận được thoả thuận của chính phủ trong một số vấn đề về sự quân bình tiền trợ cấp hằng năm cho giới tăng lữ, ngài thành lập một sự phân bổ đồng đều hơn về lương bổng, một vấn đề mà ngài kiểm soát được. Trong suốt thời kỳ giám mục của mình, ngài tiếp tục cải thiện và đích thân giám sát các chức năng của hệ thống, thành lập một sự cân bằng giữa các giáo xứ giàu và nghèo và có được lợi thế đặc biệt cho các cha phó. NGƯỜI KIẾM TÌM SỰ TÁI SINH GIÁO HỘI Vào đầu thế kỷ 19 lối tiếp cận khổ chế của giáo phái Gian-xen rất mạnh mẽ, đặc biệt là trong bí tích thống hối. Thật không phải bất bình thường đối với các tội nhận bị từ chối sự tha tội, hoặc chờ đợi một thời gian dài trước khi họ có thể được tha tội. Igiêniô và Anh em Hiến sĩ đã đi ngược lại với lối tiếp cận này. Ngài đã nhắc nhở các anh em truyền giáo nhớ họ được gửi đến với các tội nhân. “Chúng ta là những sứ giả của lòng thương xót, vì vậy chúng ta luôn luôn thể hiện sự dịu dàng của một người cha đối với tất cả mọi người”. Nhiều giám mục đã không đồng ý với ngài về vấn đề này. Tuy nhiên ngài vẫn tiếp tục nhấn mạnh vào lòng thương xót của Thiên Chúa. “Chúng ta không chỉ giao hoà các tội nhân, mà mời họ vào Bàn Tiệc Thánh, tặng cho họ Bánh Sự sống”. Thần học mới này của thánh An-phong-sô chỉ được tiếp nhận dần dần. Nó đi vào Nước Pháp xuyên qua miền nam, nơi Igiêniô Mai Thiên Lộc và Anh em Hiến sĩ truyền giáo đã đưa nó vào trong thực hành. Nguyễn Quốc Võng Dịch từ Litany Prayer of St. Eugene de Mazenod, printed and arranged in Indonesia, 2003 Ngày 17 tháng 07 Năm 2016 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Chuẩn bị mừng lễ thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: ngày 9 Chuẩn bị mừng lễ thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: ngày 8 Chuẩn bị mừng lễ thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: ngày 6 Chuẩn bị mừng lễ thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: ngày 5 Chuẩn bị mừng lễ Thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: Ngày 2 Chuẩn bị mừng lễ Thánh I-giê-ni-ô: Ngày 1 Cha Mai Thiên Lộc và Saint-Laurent du Verdon