OMI VIỆT NAM::Cuộc họp anh em Hiến sĩ phụ trách việc huấn luyện vùng Châu Á – Châu Đại dương Cộng đoàn Tiền Tập Cuộc họp anh em Hiến sĩ phụ trách việc huấn luyện vùng Châu Á – Châu Đại dương Từ ngày 4/3 đến 9/3/2019 – Tại Trung tâm mục vụ Baan Phu Waan Bangkok, Thái Lan Giacobe Thơm, omi Cùng với cha Phi-líp Huỳnh Xuân Hưởng, hai anh em chúng tôi đáp chuyến bay đến phi trường Don Muong, lúc 7g35 chiều chúa nhật 3/3. Cha Bề trên Phụ tỉnh Thái-Lào có mặt tại sân bay để đón anh em chúng tôi về Trung tâm, cách phi trường khoảng 60 km. Thứ hai 4/3 : Sau một đêm nghỉ lại sức, tại phòng ăn sáng chúng tôi tay bắt mặt mừng chào hỏi nhau trong tình huynh đệ Hiến Sĩ. Đến 8g30, tuần hội nghị được bắt đầu bằng giờ kinh sáng, tiếp theo là lời chào thăm và khai mạc hội nghị của cha Chinnapan, chủ tịch A.O.F.C. ( Asia-Oceania Formation Conference ). Cha cũng thông báo cho anh em, vì lý do này hay lý do khác, các đơn vị Pakistan, Bangladesh, Jaffna và Colombo không thể đến dự hội nghị được. Chúng tôi rất tiếc về sự vắng mặt này vì những đơn vị trên đều có số Hiến Sĩ thụ huấn khá dồi dào. Tiếp theo lời khai mạc hội nghị của vị chủ tịch AOFC, cha Cornelius, đặc trách về việc huấn luyện của toàn Hội dòng cũng có lời chào mừng anh em đến tham dự và ngài đã chia sẻ một thông điệp đến từ nhà Tổng quyền : nhắc lại những gì Tổng tu nghị lần thứ 36 đã bàn về tầm quan trọng của việc huấn luyện trong Hội dòng. Ngoài việc huấn luyện riêng của từng đơn vị, chúng ta không quên chương trình huấn luyện cấp Tổng quyền, và nhất là sự cộng tác của các đơn vị trong vùng Châu Á- Châu Đại Dương. Chúng ta cần hợp tác với nhau bằng việc trao đổi kinh nghiệm, nhân sự, việc chuẩn bị cho việc khấn trọn đời, chương trình huấn luyện thường xuyên và huấn luyện cho Hiến Sĩ Tu huynh. Sau giờ nghỉ trưa, anh em lại gặp nhau để bắt đầu báo cáo về việc huấn luyện của từng đơn vị. Bắt đầu bằng các đơn vị Úc, Indonesia, Trung hoa HK, Ấn độ, Thái Lan, Nam Hàn, Việt Nam và Phi Luật Tân. Trong phần trình bày của Việt Nam, cha Philip Hưởng đã chia sẻ nhiều về việc chuẩn bị cho những Hiến Sĩ khấn trọn đời. Khi hội nghị nghe Việt Nam chia sẻ về con số các Hiến Sĩ tại Việt Nam và nhất là con số các học viên là 30 tại học viện, 11 đang đi sứ vụ năm và 10 đang du học tại các nước, cả hội nghị đều trố mắt trầm trồ ngạc nhiên. Về việc này, cha Cornelius nhận định là ai cũng ngạc nhiên về con số Hiến sĩ tại nhà học viện ở Việt Nam, điều này là đáng khích lệ, tuy nhiên Sứ Vụ Việt Nam không quên là phải làm thế nào để việc huấn luyện được hiệu quả, đáp lại lòng mong đợi của Giáo Hội và của Hội dòng. Cha Hưởng cũng chia sẻ với hội nghị về sinh hoạt chung trong việc huấn luyện, những thuận lợi như Việt Nam còn nhiều ơn gọi, môi trường mục vụ phong phú… cũng như những thách thức trong việc huấn luyện như việc học và nhất là thực tập sinh ngữ, việc tài chánh còn lệ thuộc nhiều vào Tỉnh dòng mẹ cũng như các nhà hảo tâm…. Thứ ba 5/3 : Hôm nay chúng tôi dâng lễ vào buổi sáng vì lúc 9g00, cùng với một số dòng khác, chúng tôi đến hội trường chính để nghe cha Antonio Pernia, SVD đến từ Phi Luật Tân chia sẻ về đề tài : Thiên niên kỷ và Đời sống thánh hiến, được chia làm hai buổi, sáng và chiều. Sau mỗi buổi chia sẻ, cha đều dành thời gian cho tham dự viên đặt câu hỏi thắc mắc và chia sẻ ý kiến cá nhân dựa theo đề tài. Dấu mốc là từ sau thế chiến thứ 2, có thế hệ những người Baby Boomers (dân số gia tăng trở lại) rồi đến Generation X ( thế hệ tiếp theo, không bị ảnh hưởng và vô phương hướng) Millenials hay Generation Y (thế hệ sinh ra trong những năm 1980 và 1990, bao gồm chủ yếu là con của những người thuộc Baby Boomers và thường được coi là ngày càng quen thuộc với công nghệ kỹ thuật số và điện tử. Cha nhấn mạnh đến thế hệ của thiên niên kỷ với những nhận định của các tu sĩ trẻ thuộc thế hệ này, qua những cuộc phỏng vấn : 1/ Những điểm tích cực : Sáng tạo và luôn đổi mới – Khả năng làm nhiều việc trong một lúc – Mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro – độc lập, không thích lệ thuộc. 2/ Những điểm tiêu cực : coi trọng quá mức khả năng bản thân – sống thế giới ảo – khuynh hướng truyền thống trong tôn giáo. Trong phần hai của buổi diến thuyết, cha trình bày về liên hệ giữa thế hệ trẻ này với đời sống thánh hiến. Thứ tư 6/3 : Lúc 9g00 sáng hôm nay chúng tôi có buổi thuyết trình đặc biệt về Hội nhập văn hóa. Buổi thuyết trình được thực hiện bằng phương tiện Video vì cha thuyết giảng Samuel Agcaracar, SVD không thể sang Bangkok được. Cha Samuel đặt câu hỏi và khai triển các câu trả lời về : 1/ Làm thế nào Giáo hội đáp ứng nhu cầu hội nhập văn hóa ngày càng phát triển trên thế giới ? Xã hội tiến quá nhanh. Giáo hội phải có những thích nghi xứng hợp. Đức Hồng y Ratzinger kêu gọi chúng ta không là “Cảm Nhận” trước vấn đề hội nhập văn hóa mà phải là “Gặp gỡ”. Chìa khóa để tiến tới là hiểu biết và chấp nhận những khác biệt về văn hóa. Thế giới ngày nay không còn là: Tập trung hóa – thuộc địa hóa… nhưng phải là : Không phân biệt màu da – Liên kết – Hợp nhất trong khác biệt. 2/ Làm thế nào nhà dòng Ngôi Lời, SVD đáp ứng nhu cầu về hội nhập văn hóa trong cộng đoàn ? Dòng Ngôi Lời là một trong hàng trăm nhà dòng khác nhau tại New York. Hầu hết các dòng đều là đa văn hóa, đa sắc tộc. Nhà dòng nhận thức rằng, không phải chỉ thay đổi, mà nhất quyết phải có những phương án để đáp ứng nhu cầu của xã hội: a/ Trọng tâm là Thiên Chúa Ba Ngôi b/ Thiên Chúa cao cả - mặc lấy xác phàm – Ngôi Lời nhập thể c/ Phải là chứng nhân Tin Mừng giữa muôn người. 3/ Truyền giáo học và đời sống thánh hiến. a/ Cùng xây dựng cộng đoàn: Nơi sống niềm tin – Chấp nhận từng cá nhân với văn hóa riêng biệt – không chấp nhận chủng tộc trổi vượt trên người khác. Thiên Chúa không như chúng ta tưởng nghĩ. Người khác với những gì ta tạo đặt cho Người. b/ Gương mặt khác của Giáo hội : Không phải là Giáo hội của Luật dòng mà là Giáo hội của Sứ vụ, của con người. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo đệ II “ Thiên Chúa thật vui tươi và đẹp biết bao” Đời sống thánh hiến không phải là đi tìm sự an toàn trong khuôn viên tu viện nhưng phải ra đi để loan báo Tin Mừng. Dòng Ngôi Lời có một chương trình gọi là Oversea Training Program (O.T.P. = Chuẩn bị đi phục vụ ở hải ngoại) Sau bài thuyết trình của cha Samuel, chúng tôi có buổi thảo luận trên đề tài cha vừa trình bày. 14g30: Buổi chiều hôm nay chúng tôi cùng xem lại kết quả của kỳ họp AOFC lần trước, diễn ra tại Úc : Ơn gọi Hiến Sĩ Tu huynh – Huấn luyện thường xuyên – Khuyến khích ơn gọi – Chuẩn bị Khấn trọn Anh em nhấn mạnh đến việc khuyến khích ơn gọi trong vùng Á châu – Đại dương châu. Làm sao cộng tác với nhau ? Cụ thể là tỉnh dòng Phi-Luật-Tân và Indonesia đã có những cuộc trao đổi giữa những vị phụ trách trong ban cổ vũ ơn gọi. Thứ năm 7/3 : Anh em cùng đi tham quan một số điểm du lịch tại Bangkok và ăn trưa tại một nhà hàng thuyền trên sông. Một ngày tham quan thật vui và bổ ích để anh em được khuây khỏa và có dịp thăm hỏi nhau nhiều hơn. Thứ sáu 8/3 : Chúng tôi chỉ họp buổi sáng. Anh em bàn về một số việc quan trọng còn lại, cám ơn cha Cornelius, phụ trách về việc huấn luyện của Hội dòng đã đến làm việc với hội nghị. Cám ơn cha Claudio và anh em Hiến Sĩ tại Thái Lan đã giúp tổ chức mọi sự tốt đẹp cho hội nghị. Anh em đề nghị hội nghị lần tới sẽ diễn ra tại Hồng Kong, Nam hàn hoặc Bangladesh ??? Sau bữa cơm trưa, anh em chia tay nhau và hẹn gặp lại trong kỳ hội nghị lần tới. Vì lý do ngày hôm sau 9/3 chúng tôi sẽ lấy máy bay tại sân bay Don Muong để về Việt nam, cha Hưởng và tôi đã về thăm nhà của anh em Hiến Sĩ tại Rangsit, hiện nay chỉ có cha Pierre Pricha ở tại đây. Ngôi nhà này là nơi đã đón tiếp 2 năm nhà Tập đầu tiên của Sứ Vụ Việt Nam của chúng ta. Chúng tôi có thời gian để đi viếng thăm khu China Town tại Bangkok và khu chợ cuối tuần Chatuchak. Tạ ơn Chúa đã cho hội nghị AORC diễn ra mọi sự tốt đẹp và mong ước rằng các đơn vị Hiến Sĩ tại Á Châu-Đại dương châu sẽ có những nỗ lực cụ thể để cùng cộng tác với nhau trong nhiều lãnh vực, để công việc truyền giáo của Hội dòng mang lại được hoa trái dồi dào. Ngày 31 tháng 03 Năm 2019 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Hành hương cùng người khuyết tật, một trải nghiệm yêu thương. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỨ VỤ OMI-VIỆT NAM Văn bản Tổng tu nghị lần thứ 36