OMI VIỆT NAM::LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỨ VỤ OMI-VIỆT NAM Cộng đoàn Tiền Tập LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỨ VỤ OMI-VIỆT NAM Tưởng chừng như mới đây thôi, nhưng thấm thoát đã đến ngày SVVN mừng kỷ niệm 20 năm hiện diện trên đất nước Việt Nam. Chúng con tạ ơn Chúa vì bao hồng ân Chúa đã thương ban, gìn giữ chúng con trong chặng đường 20 năm qua OMI-SVVN LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỨ VỤ VIỆT-NAM -------------------------------------------------------------- Vào những năm 1935, đã có vài Hiến Sĩ Pháp, Canada, Ý… đi ngang qua Saigon, trước khi sang Lào truyền giáo. Vì lý do chiến tranh Đông Dương, có vị phải lưu lại Việt Nam lâu hơn, như cha Étienne Loosdregt là một ví dụ, ngài đã sống ở Huế hai năm. Có những Hiến Sĩ đã bắt đầu học tiếng Việt Nam, vì tại Lào có nhiều cư dân gốc Việt sinh sống trên xứ sở “nghìn voi”. Biến cố 1975 tại Đông Dương đã khiến nhiều cư dân Lào di cư sang Pháp sinh sống, trong đó có linh mục Giuse Võ Quang Linh, OMI đã từng sang Pháp du học tại Học viện Solignac của Dòng. Trong số những cư dân Lào này có anh Vinh-Sơn Lê Phú Hải đã được đức cha Loosdregt bảo lãnh như là một ứng sinh Hiến Sĩ trong tương lai. Nhà Dòng Hiến Sĩ bắt đầu được các cộng đoàn Việt Nam tại Strasbourg, Nancy, Paris… biết đến và đã dẫn đưa một số anh em Việt Nam đến xin gia nhập. Việc gia nhập Dòng Hiến Sĩ “mỗi năm một người Việt” và một số ứng sinh Pháp, Bồ, Bỉ, Ấn Độ, Phi Châu… kể từ sau biến cố phong chân phước cho cha Sáng Lập I-Giêniô Mai Thiên Lộc (19/10/1975), cho anh em thấy “phép lạ” Chúa ban cho Hội dòng qua lời cầu bàu của cha MTL. Lần lượt, các nhà Tiền Tập, Tập viện, Học viện được hồi sinh trong tỉnh dòng Pháp. GIAI ĐOẠN NGHĨ ĐẾN SỰ HIỆN DIỆN CỦA DÒNG OMI TẠI VIỆT-NAM Năm 1989, nhờ chính sách mở cửa của Việt Nam, nhất là về kinh tế, cha Roland Jacques, một Hiến sĩ người Pháp, đã có chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên để quan sát tình hình. Từ nay, người Việt bắt đầu được xuất ngoại nhiều hơn, cũng như người nước ngoài và nhất là Việt kiều được về thăm quê hương dễ dàng hơn. Chính trong bối cảnh đó, các hội dòng ngoại quốc, đặc biệt là các dòng đang có người Việt sinh sống và làm việc, cũng bắt đầu cử các tu sĩ sang Việt Nam để xem đã đến lúc có thể sang Việt Nam làm việc được chưa, đồng thời cũng để tìm kiếm ơn gọi. Ý tưởng đầu tiên muốn có sự hiện diện của Dòng Hiến Sĩ tại Việt-Nam đến từ cha Tổng quyền Marcello Zago, được bầu chọn năm 1986. Tháng 10 năm 1992, tại cuộc họp chung của ba tỉnh dòng Pháp tại Francheville (Lyon), cha Zago đã thúc giục những người có trách nhiệm của ba tỉnh dòng về dự định một chương trình sẽ triển khai ở Việt Nam, và theo đề nghị của cha Zago, cha Roland Jacques sẽ là “máy chủ” của sứ vụ này.. Từ đó khai sinh ra “Antenne Việt Nam”, gồm những Hiến Sĩ Việt-Nam đang sống trong Tỉnh dòng Pháp, thỉnh thoảng gặp nhau nhằm chia sẻ thông tin của mỗi anh em trong dịp về thăm gia đình hay mục vụ, theo yêu cầu của địa phận và dòng tu mời anh em đó về giúp. Anh em cũng trao đổi thông tin thu thập của mỗi cá nhân về tình hình Giáo hội Việt Nam và bối cảnh xã hội…Ngoài anh em Việt Nam, còn có vài Hiến Sĩ Pháp cũng tham dự những buổi trò chuyện và khích lệ việc Hiến Sĩ sẽ có mặt tại Việt Nam. Giữa các vị, phải kể đến cha Giám tỉnh Maxime Chaigne và các cha Roland Jacques, Gilbert Legoff, Bernard Dullier, Yvon l’Henoret…. ANH EM HIẾN SĨ VỀ THĂM VIỆT NAM VỚI TÍNH CÁCH CÁ NHÂN Sau khi chịu chức linh mục tại Lille ngày 1/7/1995, vào tháng 11 năm 1995 cha Giacobe Thơm được phép về thăm gia đình tại Việt Nam, cũng là dịp để dâng lễ Tạ ơn tại quê hương. Lợi dụng dịp này, cha Thơm cùng với cha giám tỉnh Pháp Georges Laudin, nhân dịp ngài đi dự “Tổng tu nghị giữa kỳ” tại Bangkok, đã ra thăm Hà Nội, Phát Diệm, Thanh Hóa, để xem xét tình hình. Mặc dù an ninh đất nước còn nghiêm ngặt, tuy nhiên, các cha nhận thấy là vẫn có thể đến làm việc được, với sự thận trọng và khôn khéo, nhất là với sự giúp đỡ tận tình của anh em sống tại Việt Nam. Báo cáo của cha Laudin và của cha Thơm giúp cho nhà Tổng quyền, cũng như anh em Hiến Sĩ tại Pháp thấy cơ hội để đến làm việc tại Việt Nam là khả thi. Giữa năm 1994-1996, cha Roland Jacques lại có dịp trở lại Việt Nam, như là một thực tập sinh tại Viện Ngôn Ngữ Học. Cha cũng đã có dịp gặp nhiều vị chức sắc từ Bắc vào Nam để bàn luận công việc. Từ năm 1995, cha Yves Bertrais, chiến sĩ truyền giáo tại Lào và đặc biệt là sứ vụ truyền giáo với dân tộc Hmong, ngài tập trung việc giúp về văn hóa cho người Hmong, trong đó có dân tộc Hmong tại Việt Nam. Ngài đã khuyến khích cha Thơm du hành sang thăm người Hmong tại Việt Nam. Ngày 13/08/1997 cha Thơm thực hiện chuyến đi Hưng Hóa lần đầu tiên. Với tư cách là du khách từ miền Nam ra thăm xứ Bắc, với sự hướng dẫn khôn khéo của các thầy và nhất là của anh em Hmong, cứ mỗi năm đi thăm một vài bản làng, cha Giacobe Thơm đã được đi thăm hầu hết các làng Hmong công giáo quan trọng nhất tại Yên Bái và Lào Cai, cũng như Sơn La và Thanh Hóa….Thời gian này, an ninh trong nước còn khó khăn, các cha trong giáo phận còn quá ít, cũng như an ninh chưa cho phép, vì thế những khám phá và tin tức từ những bản làng Hmong xa xôi hẻo lánh trên các vùng núi Tây Bắc, đã mang lại cho các cha Hưng Hóa những tin tức quý giá. Giáo phận bị thiếu vắng giám mục từ nhiều năm nay, nên công việc lo cho người dân tộc chưa được tổ chức tốt. Ngày 02/06/1998, cha Thơm thực hiện chuyến thăm các bản làng Hmong lần thứ hai, và sau đó cha vẫn tiếp tục công việc này trong suốt nhiều năm tiếp theo. Sau mỗi lần đi sứ vụ tại Hưng Hóa, cha Thơm đều viết một bản báo cáo chi tiết, đính kèm với hình ảnh thực tế và gởi đến cha Tổng quyền cùng Ban cố vấn của ngài. Cuối bản báo cáo, cha Thơm luôn xin Ban Tổng quyền lưu ý : Dù an ninh trong nướic còn khó khăn, nhưng những Hiến Sĩ gốc Việt thấy đã đến lúc Hiến Sĩ nên đến cộng tác với Giáo hội địa phương trong cánh đồng truyền giáo, với sự cẩn trọng và khéo léo, nhất là với sự giúp đỡ của các Đấng bản quyền địa phương. GIÁO PHẬN HƯNG HÓA CHÍNH THỨC VIẾT THƠ XIN CHA TỔNG QUYỀN CHO DÒNG HIẾN SĨ ĐẾN HƯNG HÓA GIÚP CHO ĐỒNG BÀO HMONG – DÒNG MẾN THÁNH GIÁ HUẾ XIN GIÚP CÁC KHÓA HỌC NGẮN NGÀY- TẬP HỌP CÁC BẠN TRẺ MUỐN DẤN THÂN THEO CHÚA Công việc cha Giacobe Thơm làm trong thầm lặng, nhưng trung thành mỗi năm đến với giáo phận Hưng Hóa để được hướng dẫn đi thăm các làng Hmong vùng núi đồi, được các cha rất thích và khuyến khích. Ngày 17/08/2000 qua lá đơn chính thức gởi cho cha Tổng quyền OMI, cha Guillermo Steckling, cha Giám quản Giáo phận Hưng Hóa, linh mục Giuse Maria Nguyễn Thái Hà đã chính thức xin Dòng OMI đến cộng tác làm việc tại Giáo phận Hưng Hóa. Đồng thời, tại Strasbourg, qua các nữ tu sinh viên dòng Mến Thánh Giá Huế, Cha Hải cũng đã tiếp xúc với nhà Dòng để nghĩ đến việc sang Huế, giúp việc huấn luyện thần học mục vụ cho các nữ tu, và nếu có thể, sẽ cùng các sơ đi giúp cho những người dân tộc. Sau vài chuyến về thăm Việt Nam, cha Khương đã tiếp xúc với vài bạn trẻ có ước muốn dâng mình cho Chúa. Những sự kiện này đã thúc đẩy cha Giám tỉnh Maxime Chaigne, có cha FX Trị đồng hành, đã sang du hành tại Vietnam vào tháng 01/2001. Tại Việt nam, hai cha đã đến Hưng Hóa để gặp cha Giám quản giáo phận và một số cha trong hội đồng linh mục để lắng nghe nhu cầu mục vụ của Giáo phận và sự mong đợi của Giáo phận đối với dòng Hiến Sĩ… Sau đó cha Giám tỉnh và cha Trị vào thăm Hội dòng MTG Huế. Tại đây cha Giám tỉnh gặp gỡ Chị Tổng Phụ trách Hội dòng và Ban cố vấn. Cha Giám tỉnh và cha Trị cũng được các sơ MTG Huế hướng dẫn thăm một số điểm truyền giáo của Hội dòng cho người dân tộc, và một vài Trung tâm khuyết tật mà Hội dòng MTG Huế đang đảm trách. Sau bản báo cáo chuyến đi Việt Nam của cha Giám tỉnh, tỉnh dòng Pháp, trên nguyên tắc đã đồng ý đáp lời mời để dấn thân thử nghiệm trong ba lãnh vực: 1/ Giáo phận Hưng Hóa: huấn luyện các giáo lý viên và các nữ tu Hưng Hóa – sứ vụ giúp các dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Hmong. Tỉnh dòng đã cử cha Giacobe Thơm với sự đồng hành của cha Giuse Hoành (Cad) phụ trách sứ vụ này. 2/ Tại Huế: Giúp giảng dạy một số môn cho các nữ tu Mến Thánh Giá Huế. Cha Vinh-Sơn Hải và cha FX Đức Trị phụ trách. 3/ Trong miền Nam : Hướng dẫn những người trẻ muốn dấn thân theo Chúa. Cha Emmanuel Khương phụ trách. Tuy nhận những trách vụ khác nhau nhưng các cha đều chung lo việc tìm kiếm và cổ võ ơn gọi Hiến Sĩ. Tại Giáo Xứ Lộc Hưng, Saigon, ngày 23/06/2001: Cha Emmmanuel Khương bắt đầu việc cổ võ Ơn Gọi qua cuộc gặp mặt đầu tiên với 17 bạn trẻ đến tìm hiểu. Ngày 9/10/2001, trong cuộc họp với các cha Ryszard Szmydki, Phó Tổng quyền, Philippiah Jesunesan, Federido Labaglay, Maxime Chaigne và Camille Piché tại Cuautla, Mễ-Tây-Cơ, nhà Tổng quyền đã quyết định sẽ gởi Hiến Sĩ sang Việt Nam làm việc không chính thức. Tỉnh dòng Pháp phụ trách chương trình này. Nhà Tổng quyền cũng kêu gọi Phụ Tỉnh Thái Lan hợp tác, với sự đóng góp của các cha Pierre Pricha và cha Michel Lynde. Cha Ryszard Szmydki sẽ viết thư cho cha Giám quản của Hưng Hóa để thông báo sẽ gởi 2 Hiến Sĩ là các cha Giacobe Thơm và Giuse Hoành để hoạt động thử nghiệm 2 tháng, giúp lo dạy giáo lý cho các giáo lý viên Hmong và các nữ tu MTG Hưng Hóa. Sau 2 tháng làm việc thử nghiệm, cha Giacobe và cha Giuse sẽ sang Thái Lan để trình bày kết quả của công việc với sự hiện diện của các cha: Giám quản Hưng Hóa, Ryszard Szmydki, Giám tỉnh Pháp và Pierre Pricha. Nhà Tổng quyền xem việc thử nghiệm này là bước đi quan trọng cho việc lập sứ vụ Hiến Sĩ tại Việt Nam. Chương trình sẽ được đồng hành bởi Vùng Á-Châu Đại-Dương-Châu. Phụ tỉnh Thái Lan sẽ lo tổ chức buổi họp lượng định kết quả công việc lần này. Các Tỉnh dòng có sự hiện diện của Hiến Sĩ gốc Việt Nam cũng sẽ được thông báo về công việc này: Tỉnh dòng Úc với cha Phêrô Hoàng, Tỉnh dòng Mẹ Lên Trời với cha Giuse Phạm Ngọc Tuấn và Tỉnh dòng thánh Phêrô với cha Trần Văn Hạnh. Cha Ryszard Szmydki lo việc viết bản báo cáo cuộc họp bằng tiếng anh và Pháp để gởi cho các giám tỉnh liên hệ. HIẾN SĨ CHÍNH THỨC ĐẾN THÀNH LẬP CỘNG ĐOÀN TẠI VIỆT NAM Sứ Vụ đã được sinh ra bởi Tỉnh Dòng Pháp và bởi hai tỉnh dòng, một thuộc Canada, một thuộc Thái Lan và Lào trong một cuộc họp đáng ghi nhớ vào cuối tháng bảy năm 2002 tại Bangkok, dưới sự đồng chủ trì bởi cha Bernard Dullier, Giám Tỉnh tỉnh Dòng Pháp và cha Ryszard Szmydki, phó Bề Trên Tổng Quyền. Cha Giám tỉnh Bernard Dullier là người đã có quyết định đáp lại yêu cầu của nhà Tổng quyền để thành lập Sứ Vụ Việt Nam. Trong suốt hai nhiệm kỳ giám tỉnh của mình, cha Bernard đã ủng hộ và giúp Việt Nam rất nhiều trong việc khởi đầu của Sứ Vụ Việt Nam. Cha Bernard cũng đã đặt cha Vinh-Sơn Hải làm Phó giám tỉnh, đặc trách Sứ Vụ Việt -Nam. 30/01/2006: Cha Tổng quyền với Hội Đồng đã chính thức thành lập SVVN theo Giáo luật. 17/04/2007: Cha Tổng quyền đã ký sắc lệnh chính thức thành lập Sứ Vụ Việt Nam. NHỮNG NĂM ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM Vào tháng 07/2002 chúng ta có khoảng 20 anh em đến tìm hiểu dòng của chúng ta. Những anh em này bắt đầu sống chung dưới một mái nhà. Họ đến từ mọi miền trong đất nước với những trường hợp khác nhau: có bạn do các Hiến Sĩ gặp đây đó trong những dịp tiếp xúc, có bạn do các giám mục, linh mục hay tu sĩ các dòng giới thiệu…Nói chung họ chưa biết gì về dòng Hiến Sĩ, lý do vì Dòng chưa có mặt tại VN trước đó. Với sứ vụ đến với Hưng Hóa lo cho người nghèo, đặc biệt là dân tộc Hmong, chúng ta có sứ vụ rất thích hợp với tinh thần Dòng Hiến Sĩ. Thế nên, chúng ta sẽ huấn luyện những anh em tìm hiểu theo tinh thần đó, không quản ngại đi đến với những người cùng khổ, bị bỏ rơi nhất… Nhà Tiền tập : Trong số khoảng 20 ứng sinh đang tìm hiểu này, có chừng 5-8 em đã cảm nhận được ơn gọi Hiến Sĩ, chúng ta nghĩ đến việc lập nhà Tiền tập. Dựa trên báo cáo từng cá nhân của các em, cha Vinh-Sơn Hải sẽ gặp nói chuyện và quyết định nhận các em vào Tiền tập viện. TTV sẽ theo một chương trình huấn luyện để các em trở thành những nhà truyền giáo hăng say. Chương trình phải được soạn cách kỹ lưỡng và phối hợp để có thể gởi các em đi thực tế ngoài Hưng Hóa, làm quen với sứ vụ mà chúng ta được giáo phận mời gọi để phục vụ. Tỉnh dòng Pháp đồng ý để thuê một căn nhà làm nơi cho các anh em trên sinh hoạt chung với nhau trong giai đoạn TTV. Tháng 9 năm 2002, với sự đồng ý của cha Tổng quyền, cha Giám tỉnh Pháp đã cho thiết lập cộng đoàn Tiền Tập Viện đầu tiên. Nhiều Hiến Sĩ đã nối tiếp nhau để hoạch định và đưa ra chương trình đào tạo căn bản sát với Đặc Sủng của Hiến Sĩ, nhưng vẫn phải phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Ngoài những Hiến Sĩ gốc Việt Nam đến từ Pháp, Canada, trong ban đào tạo còn có cha Roland Jacques và những Hiến Sĩ khác đến từ Châu Âu. Ngày 15/01/2003, tại nhà Giám tỉnh ở Fontenay Sous/Bois, cha Giám tỉnh Bernard Dullier đã chính thức thành lập Ban cố vấn cho SVVN, gồm các cha: Phanxico Xavier Trị, quản lý và cố vấn, cha Giacobe Thơm, cha Emmanuel Khương. Với sự hướng dẫn của cha Bruno Arens (Thái Lan) và cha Vinhsơn Hải, ngày 14/08/2003, sáu ứng sinh đã chính thức bước vào Tập Viện đầu tiên tại Bangkok. Cũng thời điểm đó tại Sài Gòn, ngày 08/08/2003 lớp Tiền Tập Viện thứ hai đã khai mạc dưới sự hướng dẫn của cha Giacobe Thơm SỰ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐOÀN HIẾN SĨ TẠI VIỆT NAM Người có quyết định thành lập Sứ vụ Việt Nam là cha Giám tỉnh Bernard Dullier, và Sứ vụ Việt Nam được chính thức ra đời với sắc lệnh của Cha ký vào ngày 21/05/2004. Năm 2002, cha Giám tỉnh bổ nhiệm cha Vinh Sơn Hải làm Giám Tập và đi thi hành sứ vụ bên Thái Lan, và đồng thời cha Giám tỉnh cũng đề nghị cha FX Trị thu xếp công việc để đi học khóa huấn luyện các nhà huấn luyện tại Paris. Cha cũng giao cho cha Trị trọng trách tìm mua đất, để mở Học viện tương lai. Sau khi liên lạc với một số giáo dân và người thân và qua nhiều lần cha Trị về VN để tìm hiểu thêm, cuối cùng Cha Giám tỉnh quyết định mua miếng đất tại quận 8 và công việc xây dựng nhà Học viện được giao cho anh Chính (anh cha Trị) phụ trách. Ưu tiên hàng đầu cho công tác huấn luyện: Nhà Sinh viên : Việc tiếp nhận các ứng sinh xin gia nhập Hội dòng ngày càng phát triển đã khiến SVVN thành lập nhà “sinh viên” với mục đích nuôi dưỡng ơn gọi, giúp các ứng sinh hoàn tất chương trình đại học, cao học hay trung cấp chuyên nghiệp. Nhà “Sinh viên” tọa lạc tại Chí Hòa, Tân Bình vì thuận tiện để các em đi học và sinh hoạt. Nhà Tiền Tập: Tháng 9/2002 : TTV1 được tổ chức tại một nhà mướn ở Gia Định, gồm 6 Tiền tập sinh đầu tiên của SVVN. Thời gian này, có thầy Đức và các cha Cường, Trị, Hoành thay phiên nhau về dạy. Ngày 8/8/2003 khai mạc lớp TTV 2 tại Bàu Nai, Tp HCM, với 7 Tiền tập sinh. Các cha Thơm, Cường, Tuấn, Khương và thầy Đức chia phiên về giúp. Tháng 9/2004 : Lớp TTV3 được chuyển sang ngôi nhà thuộc giáo xứ Tân Việt, gồm có 4 Tiền tập sinh. Sau đó, nhà Tiền tập chuyển sang Gò Vấp. Tháng 9/2006 : Lớp TTV4 học tại ngôi nhà thuộc giáo xứ Nghĩa Phát, gồm 7, 8 Tiền tập sinh. Nhà Tập : Tập viện tại Thái Lan : Theo tinh thần cộng tác giữa Tỉnh dòng Pháp và Phụ tỉnh Thái Lan, cha Bruno là giám tập và cha Hải là phụ tá giám tập. Ngày 14/08/2003, năm Tập viện đầu tiên 2003 – 2004 được tổ chức tại Thái Lan. Sáu ứng sinh đã chính thức bước vào Tập Viện tại Bangkok: 1/Đaminh Nguyễn Đức Duy 2/Giuse Nguyễn Văn Hòan 3/ Kỳ 4/ Đaminh Nguyễn Văn Lộc 5/Giuse Vũ Văn Nguyên 6/Giuse Nguyễn Hữu Thái Trong giai đoạn này, nhà Tập được sự giúp đỡ nhiệt tình của cha Phero Pricha, bề trên của Phụ tỉnh Thái Lan. Sáu tập sinh đầu tiên của SVVN đã khấn đầu vào ngày 30/07/2004 tại nhà Bêtania, Bãi Dâu, thuộc Dòng MTG Gò Vấp. Sau lễ khấn đầu, anh em về sống tại Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thạnh đang khi chờ xây nhà Học viện tại Phạm Thế Hiển, quận 8. Ngày 7/8/2004, cũng tại Bangkok, Thái Lan, lớp Tập Viện2, niên khóa 2004 – 2005 đã được khai giảng, gồm có 4 tập sinh: 1/Vinh-sơn Đỗ Cao Đạt 2/Augustino Nguyễn Quang Minh 3/ Giuse Hoàng Quốc Oai 4/Antôn Trần Anh Tuấn Cả 4 tập sinh lớp Tập viện 2 đã khấn đầu vào ngày 27/07/2005 tại nhà Bêtania, Bãi Dâu, Dòng MTG Gò Vấp. Ngày 01/08/2005, lớp Tập viện 3 đã được khai giảng tại Strasbourg, Pháp, gồm có 4 tập sinh: 1/Giuse Hòang Văn Chức 2/Phêrô Nguyễn Đình thái 3/ Giuse Mai Xuân Thảo 4/Gioan Bt. Nguyễn Quốc Võng Ngày 16/07/2006 cả bốn tập sinh đã dâng lời khấn đầu tại nhà nguyện trong nhà các cha hưu dưỡng Chí Hòa, Saigon. Cuối năm 2007 : Bắt đầu tiến trình kết hợp với Tu hội Na-gia. Nhà HV được chuyển sang Na-gia. Ngày 05/06/2007, lớp Tập viện 4 đã được khai giảng tại Strasbourg, Pháp, gồm có 5 tập sinh: 1/ Giuse Trần Duy Đại 2/Giuse Ngô Xuân Hiến 3/Antôn Đinh Xuân Hùng 4/Philipphê Huỳnh Xuân Hưởng (Pháp) 5/ Roland Lascony (Congô – Pháp) Các Tập sinh Giuse Đại, Giuse Hiến, Antôn Hùng đã khấn đầu tại nhà nguyện Tu Hội Na-Gia Tại Strasbourg, Pháp, Cha Hải là giám tập và cha Michel Courvoisier là phụ tá. Với sắc lệnh chính thức từ cha Tổng quyền, từ nay nhà tập SVVN được chuyển về đường Bành Văn Trân, Chí Hòa và ngày 12/05/2008, Tập viện 5 đã được khai giảng. Lúc này cha Vinh-sơn Hải, Phụ tá Giám tỉnh, bề trên SVVN, làm giám tập, và thầy Giuse Chí làm phụ tá. Công việc kết hợp với Tu hội Na-gia không thành công, đã tan rã vào tháng 8/2008. HV được chuyển sang nhà Hưu dưỡng các linh mục Phát Diệm. Sau đó, HV được chuyển sang nhà thờ giáo xứ Búng, Phú Cường vào ngày 15/08/2009. Học viện : Ngày 01/08/2004, với sự đồng thuận của Ban cố vấn Tỉnh dòng, cha Giám tỉnh đã thành lập cộng đoàn Hiến Sĩ đầu tiên tại Việt Nam, và ngày 29 tháng 8 năm 2004, cha Giám tỉnh Bernard DULLIER đã chính thức khánh thành Học viện Mai Thiên Lộc tại quận 8. Học viện là ngôi nhà đầu tiên của SVVN, cha FX Phạm Đức Trị là bề trên đầu tiên, đồng thời ngài cũng là quản lý đầu tiên của SVVN: Các lớp 2005 – 2006 / 2006-2007 đều sinh hoạt tại ngôi nhà này ở Bình an Thượng, Quận 8 Sau đó, HV được chuyển sang nhà thờ giáo xứ Búng, Phú Cường vào ngày 15/08/2009. Cha Xứ Micae Nguyễn Văn Minh cho chúng ta mượn cho 1 niên học, tầng lầu 1 của ngôi nhà Giáo lý cha vừa xây xong. Trong thời gian này, cha cũng tận tình giúp đỡ và Hội dòng đã được tỉnh Bình Dương chính thức công nhận với văn bản “Nhà dòng Hiến Sĩ Đức Mẹ Vô Nhiễm (OMI) được chứng nhận hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo công văn số 01/GCN-UBND, do Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Dương cấp ngày 28 tháng 5 năm 2010, có trụ sở chính đặt tại Giáo Xứ Búng, xã Hưng Định, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương…” Từ nay Hội dòng sẽ được hoạt động chính thức trên đất nước Việt Nam. Tháng 2/2009 : Xây nhà nghỉ Thiên Lộc, Bãi Dâu – Vũng Tàu Tháng 6/2009 chúng ta mua miếng đất 2800 m2 tại Lái Thiêu để xây Học viện 10/9/2010 Đức cha Phú Cường Phêrô Trần Đình Tứ gởi thư chuẩn nhận việc hiện diện của nhà Học viện OMI trong giáo phận Phú Cường. Ngày 9/11/2010, cha Micae Minh đã viết đơn cho Ủy Ban Nhân Dân, Sở Nội Vụ và Ban Tôn Giáo Tỉnh Bình Dương để xin dời trụ sở của Dòng Hiến Sĩ về ngôi nhà mới A149C, khu phố Bình Đức II thị trấn Lái Thiêu, Thuận An. 9/4/2011 : ĐGM Phú Cường Phêrô Trần Đình Tứ dâng thánh lễ Tạ ơn và làm phép HV Lái Thiêu, cơ sở 1 Năm 2012, vì lý do sức khỏe, cha Hải phải trở về Pháp để dưỡng bệnh và cha Roland Jacques làm bề trên SVVN. 17/02/2014 : Đức cha Phú Cường Giuse Nguyễn Tấn Tước làm phép Tập viện – Bình Nhâm 30/11/2019 : Đức cha Phú Cường Giuse Nguyễn Tấn Tước làm phép HV cơ sở 2 Ngoài việc phát triển ưu tiên hàng đầu là các nhà huấn luyện, SVVN cũng cộng tác với các giáo phận trong việc mục vụ truyền giáo và đã thành lập các cộng đoàn: Giáo phận Hưng Hóa : SVVN đã lập một cộng đoàn tại Bến Đền, Lào Cai để lo việc mục vụ truyền giáo, trong tinh thần hợp tác với giáo phận, đặc biệt là cho dân tộc Hmong. Gần đây nhất, anh em Hiến Sĩ cũng tổ chức một công tác bác ái “Nồi cháo Hiến Sĩ” để giúp cho những bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện. Giáo phận Saigon : Ngoài 3 nhà huấn luyện, anh em Hiến Sĩ cũng giúp cho giáo phận trong mục vụ giáo xứ, cử hành các bí tích khi được yêu cầu… Giáo phận Phú Cường: Là nơi tọa lạc Học viện cơ sở1 và cơ sở2 và cũng là nơi tọa lạc của Tập viện. Giáo phận Buôn Ma Thuộc: Một HS đang là cha xứ và 3 HS khác làm phó trong 3 giáo xứ khác nhau. Đồng thời, SVVN cũng có ngôi nhà Sao-Bọng để tiếp đón các em học sinh nội trú cấp 2 và 3. Giáo phận Kontum: SVVN có một cộng đoàn nhỏ và cũng cộng tác với giáo phận trong việc mục vụ và truyền giáo. Giáo phận Xuân Lộc : SVVN có một cộng đoàn và anh em cộng tác với giáo phận trong việc mục vụ giáo xứ và truyền giáo. Giáo phận Bà Rịa : SVVN điều hành nhà nghỉ Thiên Lộc để đón tiếp khách hành hương Đức Mẹ Bãi Dâu, Núi Chúa Kitô Vua, du lịch tắm biến, họp mặt gia đình….Cơ sở này mang lại một ít thu nhập cho sinh hoạt tài chính của SVVN. Ngoài vai trò giúp khách hành hương, du lịch, nhà nghỉ Thiên Lộc cũng có nhiều dịp để giúp phần thiêng liêng cho khách hành hương. Tưởng chừng như mới đây thôi, nhưng thấm thoát đã đến ngày SVVN mừng kỷ niệm 20 năm hiện diện trên đất nước Việt Nam. Chúng con tạ ơn Chúa vì bao hồng ân Chúa đã thương ban, gìn giữ chúng con trong chặng đường 20 năm qua. Nguyện xin Thiên Chúa, qua lời cầu bàu của Mẹ Maria Vô Nhiễm, của thánh Sáng lập dòng, cha I-Giê-niô Mai Thiên Lộc, của các Chân phước Hiến sĩ… thương nâng đỡ chúng con tiến bước đến tương lai trong tinh thần hăng say của các nhà truyền giáo, hầu luôn tìm vinh quang cho Nước Chúa và luôn sẵn lòng đi đến với những người nghèo nhất trong khắp mọi nơi. OMI-SVVN 20 NĂM HIỆN DIỆN Ngày 23 tháng 06 Năm 2021 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Hành hương cùng người khuyết tật, một trải nghiệm yêu thương. Văn bản Tổng tu nghị lần thứ 36 Cuộc họp anh em Hiến sĩ phụ trách việc huấn luyện vùng Châu Á – Châu Đại dương