OMI VIỆT NAM::Ơn Gọi : Lời mời gọi của Thiên chúa và sự đáp trả của con người Cổ vũ Ơn gọi Ơn Gọi : Lời mời gọi của Thiên chúa và sự đáp trả của con người Quan niệm về ơn gọi bao hàm trong đó một lời mời gọi do Thiên Chúa và một lời đáp trả từ phía con người. Điều này được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhất là trong một thế giới thực dụng. Cùng lúc có nhiều điều đảm bảo để chúng ta có thể suy tư. SÁNG TẠO TUYỆT ĐỐI CỦA THIÊN CHÚA Trước khi ơn gọi được hình thành như một ý niệm của chúng ta thì ơn gọi chúng ta đã là ý niệm của Thiên Chúa rồi, là một sự chọn lựa: “Không phải anh em đã chọn Thầy nhưng chính Thầy đã chọn anh em” (Ga 15,16). Sự chọn lựa này có trước cả sự hiện hữu của người được gọi: “Trước khi ngươi được thành hình trong dạ mẹ thì Ta đã biết ngươi, và trước khi ngươi được sinh ra, Ta đã chọn ngươi” (Gr 1,5). Đó là hiệu năng của một quy luật vĩnh cửu ở một thời điểm hiện tại: “Trong Đức Kitô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh nhan Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện, nhờ tình thương của Người…để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời…” (Ep 1,4.6). Đây là sự kết nối đầu tiên trong chuỗi những sự kiện đời sống ơn gọi của chúng ta. “Vì những ai Người đã biết từ trước, thì Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người, để Con của Người làm trưởng tử giữa một đàn em đông đúc. Những ai Thiên Chúa đã tiền định, thì Người cũng kêu gọi; những ai Người đã kêu gọi, thì Người cũng làm cho nên công chính; những ai Người đã làm cho nên công chính, thì Người cũng cho hưởng phúc vinh quang.” (Rm 8.29-30). Chúng ta biết rằng thánh Phaolô đã sử dụng thì quá khứ trong đoạn văn này để diễn tả xác tín của ngài rằng hành động sáng tạo của Thiên Chúa sẽ đưa đến cùng đích của ơn gọi trong sự tôn trọng tự do chúng ta. Trong nguồn mạch, lời mời gọi tự bản chất hòa tan vào đời sống thiêng liêng. Chữ “gọi” (vocare) gợi cho chúng ta suy nghĩ về một sự chất vấn hoặc thách thức của Thiên Chúa đối với con người. Nhưng rõ ràng Lời Thiên Chúa đụng chạm đến chúng ta trong một cấp độ sâu và tinh tuyền hơn. Ngay khi Lời đi sâu vào chúng ta, làm cho chúng ta trở thành những con người, để việc kêu gọi mỗi người chúng ta được sáng tạo từ hư vô đi đến hiện hữu. Tuyệt nhiên không có gì ngoài Lời sáng tạo. Chúng ta hiện hữu là vì Thiên Chúa gọi chúng ta hiện hữu. Chúng ta là những con người vậy nên, một cách thân tình, Thiên Chúa đã ghi khắc vào chúng ta một lời riêng. Để đến trước Thiên Chúa trong mức độ tối thượng này, không có gì hơn, không phải những kiến thức cũng chẳng phải sự khốn cùng, không phải cái đẹp cũng chẳng phải cái xấu, mà thực sự có một năng lực thúc bách việc chọn lựa thiêng liêng đối với chúng ta. Một cách độc nhất vô nhị nơi Hữu Thể Thiên Chúa mà ngang qua đó chúng ta tìm ra nguồn mạch, tính cách duy nhất nơi Thiện Thể đã cho đi chính mình bằng “cái đức” của chính sự Thiện. “Ta đã yêu ngươi bằng mối tình muôn thuở, nên Ta vẫn dành cho ngươi lòng xót thương” (Gr 31,3). “Thiên Chúa là” có nghĩa là “Thiên Chúa yêu”. Bởi Thiên Chúa là tình yêu (1Ga 4,8). Không phải bằng một hành động mà bằng chính cả bản thân Ngài, vì mục đích cho chúng ta, nhưng đó là một hành động đời đời. Hành động ấy không gì khác hơn cũng chính là bản thân Ngài, tất cả con người của Ngài. Nguồn gốc của ơn gọi chúng ta là tình yêu. ‘Đức Giêsu đưa mắt nhìn anh ta (người thanh niên giàu có) và đem lòng yêu mến, Người bảo: “…Hãy theo Thầy”’ (Mc 10,21). Sự thật Thiên Chúa là tình yêu nhưng không buộc Ngài phải yêu chúng ta như là một nhu cầu bất di bất dịch. Tự do của Thiên Chúa là tuyệt đối. Không có gì có thể ép buộc được tự do của Ngài. Nếu Thiên Chúa yêu, là bởi vì Ngài muốn yêu. Yêu không lý do. Tình yêu của Thiên Chúa đối với các thụ tạo của Ngài luôn luôn như chiếc cầu bắc qua vực thẳm vô đáy. Chúng ta không thể giam hãm được tình yêu. Mỗi người trong chúng ta chỉ có thể đón nhận với lòng khiêm hạ biết ơn, đầy sự thán phục. “Tình yêu cốt ở điều này, không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta…phần chúng ta, chúng ta hãy yêu thương, vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước” (1Ga 4,10 và 19). Israel cũng ý thức về ân huệ nhưng không này: “Đức Chúa đã đem lòng quyến luyến và chọn anh em, không phải vì anh em đông hơn mọi dân, thật ra anh em là dân nhỏ nhất trong các dân. Nhưng chính là vì yêu thương anh em, và để giữ lời thề hứa với cha ông anh em, mà Đức Chúa đã ra tay uy quyền đưa anh em ra và giải thoát anh em khỏi cảnh nô lệ.” (Đnl 7,7-8). Thánh Phaolô căn dặn chúng ta đề phòng tất cả những cám dỗ về sự kiêu ngạo: “Thưa anh em, anh em thử nghĩ lại xem:…những gì thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ khôn ngoan, và những gì thế gian cho là yếu kém, thì Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh; những gì thế gian cho là hèn mạt không đáng kể, là không có, thì Thiên Chúa đã chọn để hủy diệt những gì hiện có, hầu không một phàm nhân nào dám tự phụ trước mặt Người…Ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa.” (1Cr 1,26-29 và 31). THIÊN CHÚA QUYẾN RŨ “Bởi thế, này Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình.” (Hs 2,16). Tình yêu tìm kiếm và làm nên sự thông hiệp riêng tư và thân tình. Tuy nhiên, để quyết định trao ban món quà tình yêu của Người hay đúng hơn là trao ban chính Người cho chúng ta, Thiên Chúa phải tôn trọng tự do của chúng ta. Tình yêu của chúng ta chỉ có thể là tự do. Thiên Chúa sẽ không ép buộc chúng ta. Người theo đuổi tán tỉnh chúng ta, người dẫn dắt chúng ta bằng “dây nhân nghĩa, bằng mối ân tình.” (Hs 11,4) Người mặc khải một chút vẻ đẹp của Người qua các thụ tạo của Người, nhất là trong Chúa Kitô. Người đánh thức trong lòng chúng ta những khát vọng mênh mông và sâu thẳm mà chúng ta không thể kể xiết. Người làm cho chúng ta ý thức về sự nghèo nàn, tội lỗi và sự cô đơn nội tại trong chúng ta. Có thể chúng ta sợ phải đối mặt với những gì chưa biết hoặc từ những yêu sách của Chúa Kitô, điều mà chúng ta chỉ biết phần nào ít ỏi: chúng ta có thể lẫn trốn Người, chúng ta ẩn mình đi, nhưng một ngày nào đó đứng trước lời mời gọi của Người chúng ta phải trả lời “có” hoặc “không”, sự đáp trả này ứng với sự trao ban của tình yêu Thiên Chúa. Nếu chúng ta thưa “có” thì chính nhờ hấp lực sâu thẳm mà Thiên Chúa sẽ huấn luyện trái tim chúng ta, một sự cuốn hút vô cùng mạnh mẽ bởi lẽ chúng ta không thể nói lên lý do của sự cuốn hút ấy. Vì được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa nên con người bị cuốn hút lại gần Đấng Tạo Hóa một cách mạnh mẽ không thể cưỡng lại được. Chúng ta cần phải yêu. Chúng ta có khả năng khao khát Đấng Thiện Hảo và yêu mến Đấng Tình Yêu. Chúng ta được tạo dựng nên là cho ánh sáng và cho sự kết hiệp. Ở mọi nơi, mọi lúc con người có thể cảm nghiệm sự cuốn hút của Thiên Chúa và tôi sẽ chấp nhận kiểu nói rằng mỗi người say mê Thiên Chúa, dù cho họ gọi Người là anti-God (Thiên Chúa đối nghịch) hoặc bằng vài cái tên khác. Những con người chiêm niệm thuộc mọi tôn giáo đều có một trực giác siêu nhiên rất lớn, Thiên Chúa gọi họ đến kết hợp mật thiết hơn với Người. Đây là những anh chị em của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không được nhìn thấy Đấng cuốn hút chúng ta. “Nhưng điều gì khiến tôi yêu Thiên Chúa?”, đó là điều mà thánh Augustinô đã thốt lên. Cũng như thánh Augustinô, người được cuốn hút gặp phải một thách đố lớn trong việc đáp trả. Có lẽ vì vậy mà nó trở thành một yếu tố của sự cuốn hút: “Vực thẳm kêu gào vực thẳm” (Tv 42,7). Khoảng thời gian giữa sự cuốn hút thực sự khiến cho người mới bắt đầu cảm nghiệm được và điều ấy nói lên rằng họ có thể cho đi chính cái tiếng tăm và đôi khi những điệu bộ giả tạo cũng cho thấy nhiều vấn đề về khả năng phân định. Nhưng chắc chắn đối với một ơn gọi thì lời cầu nguyện phải có một trực giác sâu thẳm về Thiên Chúa, về mầu nhiệm nguyên truyền của Người trong nơi không còn sự cô đơn nhờ những linh đạo được Thánh Linh khơi nguồn. Chỉ cần tình yêu là đủ. Một kinh sư hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng đầu?” Đức Giêsu trả lời: “điều răn đứng đầu là: nghe đây hỡi Israel , Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Thiên Chúa duy nhất. Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. Điều răn thứ hai là: ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác lớn hơn điều răn đó.” (Mc 12,28-31) VẬT LỘN VỚI THIÊN CHÚA Sự bình an của Đức Maria và tiếng thưa “vâng” dứt khoát nói lên tinh thần đơn sơ và một trái tim tinh tuyền của Mẹ. Điều thường xảy ra là lời mời gọi của Thiên Chúa ghi vào một tâm hồn hỗn độn, một tâm hồn tan vỡ và ít nhiều đang bị thương, những vết thương do tội lỗi, cũng tạo nên một lịch sử cá nhân rất rối ren. Đây là một sự thật trên hết trong thời đại của chúng ta. Sự theo đuổi của Thiên Chúa chạm trán với sự chống đối của xác thịt và trở thành một ngọn lửa vô cùng nóng. Người được gọi sẽ chống lại Thiên Chúa. Có nhiều lúc chúng ta như bị Chúa đánh rồi lại được chữa lành. Chúng ta biết đề tài vật lộn giữa Giacop với Thiên Chúa (St 32,23-33) trong truyền thống tu trì là rất quan trọng. Cuộc vật lộn này nằm giữa bóng tối và ánh sáng, có thể trải qua nhiều năm tháng. Thỉnh thoảng người ấy có thể bị đánh trên thân xác của họ, như Jacop đi đứng khập khiễng. Nhiều lúc đây cũng là dấu chỉ của một sứ vụ đặc biệt, vượt ra ngoài khả năng của người được gọi. Bởi vậy, Chúa như vị Thầy đã gọi ai thì dẫn đưa họ đến nơi mà họ không muốn như Phêrô (Ga 21,18). Môsê chạy trốn trước sứ vụ của mình (Xh 3 và 4). Phaolô nói rằng đã được “Chúa Kitô chiếm đoạt.” (Pl 3,12). Sau khi chịu nhiều đau khổ, ngài mới hiểu rằng sự yếu đuối của mình là sức mạnh của Chúa Kitô trong chính mình (2Cr 12,7-20). Khó dường nào để có thể hiểu và sống sự thật này! Đối với Giêrêmia, cuộc vật lộn với Thiên Chúa trong cuộc đời ngài là một kinh nghiệm đau đớn. Đây quả là một tình trạng cùng cực, nhưng cũng vì vậy mà nhiều tình trạng cùng cực khác đã thuyên giảm bớt, và hẳn những yếu tố ấy làm cho ơn gọi này trở thành riêng biệt hơn đối với ơn gọi khác. “Lạy Đức Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ. Ngài mạnh hơn con và Ngài đã thắng. Suốt ngày con đã nên trò cười cho thiên hạ, để họ nhạo báng con…Có lần con tự nhủ: “tôi sẽ không nghĩ đến Người, cũng chẳng nhân danh Người mà nói nữa.” Nhưng lời Ngài cứ như ngọn lửa bừng cháy trong tim, âm ỉ trong xương cốt. Con nén chịu đến phải hao mòn, nhưng làm sao nén được!” (Gr 20,7.9). Không một chút tương xứng trong tình bạn này. Giêrêmia muốn chạy trốn ơn gọi của mình, nhưng lời đã được gieo vào ngài và như một ngọn lửa nội tâm, nhào nặn, thiêu đốt ngài. Chúng ta nên biết đoạn văn này là một lời độc thoại, cũng như tất cả các đoạn văn, đều được trình bày như những lời tự thuật, ở đó Giêrêmia trình bày cho chúng ta biết về nỗi khốn khổ của ngài. Thiên Chúa không trả lời và cũng chẳng giải thích. Giêrêmia cảm thấy bị Thiên Chúa bỏ rơi. Ngài không hiểu. Làm sao có thể dứt bỏ được quá nhiều khó khăn đối với ơn gọi của người này, trong khi khó khăn ấy lại đối nghịch với độ nhạy cảm cực mạnh của người ấy, làm sao người ấy trung thành theo con đường này đến cùng, ngay như một siêu nhân biết tùng phục một thể chế cũng phải tan vỡ? Đây là một bí ẩn ngay cả với Giêrêmia. Tại sao Thiên Chúa lại để cho đời sống của một vị sứ giả trung thành rơi vào một đêm tối kinh hoàng như vậy? Đây là một bí mật của Thiên Chúa. Con đường mà Giêrêmia đi chìm ngập trong đau khổ và không có bất cứ tác động gây xúc động nào, mọi sự cứ mất đi như nước trên bãi cát. Một con người được thông chia sự đau khổ của Thiên Chúa nơi tội lỗi của dân Người. Chỉ có thứ tự do trái khuấy đối với người ấy mới là thứ tự do để chịu đựng đau khổ. Chúng ta đi quá xa trong những quan niệm này, một chút hơi quá về hiểu biết và ý thức về “cái đúng” của chúng ta, dựa trên một lập trường mà đôi khi chúng ta chấp nhận là con trong tương giao với Thiên Chúa mà quên rằng Ngài là Chúa. Trong điều kiện ấy, mặt thật của tự do chúng ta là rất huyền nhiệm. Chúng ta có chắc rằng mình biết nó là gì không? Chúng ta phải đặt tự do của chúng ta vào mức độ sâu nhất trong con người chúng ta, vượt xa tất cả những điều kiện bên trong và bên ngoài, vượt xa những xao xuyến của tình cảm. Ngay như Giêrêmia, con người ngoại lệ, cũng đã coi tự do như là nền tảng của ý chí để nói “có” hoặc “không”. Và chúng ta phải hiểu những con người đã được thử thách. Những lời tự do của Giêrêmia đôi lúc đi đến thái độ báng bổ, nhưng không phải bất cứ cách nào cũng gây mâu thuẫn giữa tự do và sự quy phục sâu xa của ý muốn ngài. Trong trường hợp của Giêrêmia, sự thật luôn mang tính nghịch lý. Ngay cả cuộc nổi loạn của Giêrêmia, nó là bằng chứng cho tình yêu vĩ đại của ngài đối với Thiên Chúa. TÔN TRỌNG TỰ DO CỦA CHÚNG TA Việc nhận ra sự “nài ép” thiêng liêng là hết sức quan trọng, nó bó lại hoàn toàn cái tự do sâu thẳm nhất, và đây là loại “bắt buộc” tâm lý, bên trong hoặc bên ngoài, nhờ vậy có thể tự giảm bớt hoặc xua đuổi hoàn toàn được tính chất bắt buộc. Hầu như tất cả các loại ảnh hưởng về xã hội, kinh tế, tri thức và nhiều ảnh hưởng khác nữa đều có tác động trên chúng ta. Cũng như hầu hết mỗi người trong chúng ta được thành hình do di truyền, có tuổi thơ, có lịch sử cá nhân làm nên một tổng thể phức tạp gồm nhiều yếu tố. Có thể do tội lỗi chúng ta và việc khước từ tình yêu nơi chúng ta làm cho chúng ta trở nên yếu nhược và mù lòa. Hay nhiều động cơ của chúng ta trở nên phức tạp hơn và ít mang tính vị kỷ hơn khi nó quay về ban sơ. Lòng con người sâu thẳm dường nào. Trong khi đó, sự hình thành không phải là lực cản bất khả tiếp cận đối với hành động của Thiên Chúa. Người đón nhận chúng ta như chúng ta là. Nói đúng hơn, đôi khi phải nhờ đến nhiều ý nghĩa về những giới hạn và thương tích của chúng ta mà Người dẫn chúng ta đến với Người. Tuy nhiên, một đánh giá mang tính tâm lý đối với nhân cách chúng ta một cách tỉ mỉ và thấu đáo chỉ thích hợp ở mức độ thắc mắc của những chiếc máy tâm lý mà thôi. Việc đọc ra những đặc điểm con người một cách hoàn hảo hơn là tương đối khả thi, nó đi vào tự do nội tại mang tính sáng tạo và bất khả nhượng của chúng ta và thậm chí một cách hoàn hảo và thâm thúy hơn, đó sẽ là một chiều kích thiêng liêng. Ở đây có một sự biện phân khá tinh tế về các thần khí đi trong cuộc chiến. Một ánh nhìn trong sáng và một nỗ lực hoàn toàn chân thành là không thể thiếu được. Tuy nhiên, chúng ta hãy xác tín rằng tự do thực sự của chúng ta hệ tại ở tiếng “xin vâng” trong cái nhìn của Thiên Chúa, Đấng đã ban cho chúng ta bản thể và sự hiện hữu. Việc đáp trả của chúng ta đối với ơn gọi lệ thuộc vào mức độ chúng ta thể hiện sự hoàn mỹ đó hay không. Không bao giờ có sự mâu thuẫn với lời mời gọi mà Thiên Chúa đã sáng tạo từ sự vô hạn đời đời và trong thời gian. Trái lại, theo ý định của Thiên Chúa, chúng ta được Thánh Thần dẫn dắt và uốn nắn để chúng ta được tự do, tự do thực sự của con cái Thiên Chúa, vì lý do đó mà Chúa Kitô đã muốn làm cho chúng ta được tự do. “Chúa là Thần Khí, và ở đâu có Thần Khí của Chúa, thì ở đó có tự do.” (2Cr 3,17). Chính nhờ sức mạnh của tình yêu và ánh sáng sự thật của Chúa Kitô mà một cách tiệm tiến, chúng ta có quyền được hưởng tự do. “Nếu các ông ở lại trong lời của tôi, thì các ông thật là môn đệ tôi; các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông.” (Ga 8,31-32). Piô Tình OMI Chuyển dịch từ tác phẩm “The Call of Silent Love”. Ngày 11 tháng 05 Năm 2019 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Sống Cùng Hiến Sĩ – Lần I Ngày 29 tháng 5: Chân phước Giuse Gia Hòa, OMI Ngày 28 tháng 5: Vicente Blnaco Guadilla Ngày 27 Tháng 05 năm 2023: Chân phước Publio RODRIQUEZ MOSLARES Ngày 26 tháng 05: Gregorio Escobar Garcia Ngày 25 Tháng 5: Thầy Eleuterio PRADO VILLARROEL Ngày 24 tháng 5: Chân Phước Candido Castan Ngày 23 tháng 05: SERVILIANO RIAÑO HERRERO NGÀY 22 THÁNG NĂM: Chân phước Francisco ESTEBAN LACAL NGÀY THỨ NHẤT: 21 THÁNG 05 - MỪNG KÍNH THÁNH IGIÊNIÔ MAI THIÊN LỘC