OMI VIỆT NAM::Các Cố vấn Tổng quyền viếng thăm Việt Nam Tin Hội dòng Các Cố vấn Tổng quyền viếng thăm Việt Nam Từ ngày 02 đến ngày 15 tháng 11 năm 2023, cha Raymond MWANGALA và cha Eugene BENEDICT đã đến thăm Phụ tỉnh Việt Nam, đây là cuộc viếng thăm huynh đệ nhằm giới thiệu các Cố vấn Tổng quyền với Phụ tỉnh, đồng thời làm tăng thêm sự hiệp nhất giữa các Hiến Sĩ tại Việt Nam với toàn Dòng. Raymond MWANGALA, OMI Cố vấn Tổng quyền (Truyền giáo) Tôi, Cha Raymond MWANGALA, Cố vấn Tổng quyền thứ nhất, cùng với Cha Eugene BENEDICT, Tổng Cố vấn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương mới đây đã đến thăm Phụ tỉnh Việt Nam trong 02 tuần, từ ngày 02 đến ngày 15 tháng 11 năm 2023. Đây là chuyến thăm huynh đệ đầu tiên của hai chúng tôi tới quốc gia này, nhằm giới thiệu các Cố vấn Tổng quyền với Phụ tỉnh, đồng thời làm tăng thêm sự hiệp nhất giữa các Hiến Sĩ tại Việt Nam với toàn Dòng, chúng tôi đại diện cho Cha Bề trên Tổng quyền và ban Cố vấn của ngài. Khi đến cảng Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, Tp. Hồ Chí Minh (Sài Gòn xưa), có Cha Antôn Đinh Xuân Hùng - Bề trên Phụ tỉnh, Cha Roland Jacques cùng hai Hiến Sĩ khác, đến đón chúng tôi. Cha Roland Jacques đóng vai trò là người phiên dịch cho chúng tôi, cùng với Cha Antôn và Cha Thư ký Antôn Nguyễn Văn Nghiêu, là những người bạn đồng hành thường xuyên của chúng tôi trong suốt thời gian chúng tôi thăm Việt Nam. Việt Nam, quốc gia pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một đất nước do Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa quản lý. Các hoạt động tôn giáo, bao gồm các công việc do Hiến Sĩ thực hiện, đều phải được sự cho phép của chính quyền. Tỷ lệ nghèo đói rất cao và đáng chú ý, đặc biệt là nhóm di dân nhập cư từ vùng cao vào thành phố. Các Hiến Sĩ tại đây đang phục vụ một vài nhóm thuộc dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 10% dân số quốc gia. Những nhóm dân tộc thiểu số này có tỉ lệ nghèo cao. Các thành phố dường như quá đông những người đi xe máy và những tòa nhà mọc lên san sát nhau. Trái lại, vùng nông thôn lại rộng lớn với nhiều cây xanh khắp nơi. Người dân nơi đây quá đỗi thân thiện và quảng đại. Bất cứ nơi đâu chúng tôi đến, chúng tôi đều được đối xử một cách rất hào phóng bởi các Hiến Sĩ cũng như những người xa lạ. Các hoạt động tôn giáo diễn ra rất sôi nổi. Nhiều nhà thờ Công giáo, các Dòng tu và Tu hội dễ dàng được nhìn thấy ở Việt Nam, mặc dù người Công giáo chỉ chiếm khoảng 7% dân số. Một đặc điểm đáng chú ý của người dân nơi đây là sự cộng tác và đóng góp dành cho Giáo hội và cho cả các Hiến Sĩ. Chúng tôi đã đến thăm một số nhà thờ được xây dựng trong khoảng từ 10-20 năm qua, một vài trong số đó vẫn đang được xây dựng. Một sự hỗ trợ xã hội mạnh mẽ cho ơn gọi thánh hiến trong nước Chúa Nhật ngày 05 tháng 11, chúng tôi đến gặp Đức Giám mục Giuse Nguyễn Tấn Tước tại Gp. Phú Cường. Ngài đánh giá cao các Hiến Sĩ và công tác mục vụ của họ. Dựa trên Hình ảnh về nhân sự của Phụ tỉnh ngày 1 tháng 11 năm 2023, Phụ Tỉnh có 77 thành viên đã hoàn tất việc đào tạo giai đoạn đầu, 54 thầy Học viện, 07 Tập sinh và 08 Tiền Tập sinh. Phụ Tỉnh cũng có một chương trình nhà lưu xá mang tên “Hãy đến mà xem”. Năm nay, 2023, họ có 15 em và các em này được 03 Hiến Sĩ đồng hành. Phụ Tỉnh có 04 cơ sở đào tạo: cộng đoàn Dự tu , Tiền Tập viện, Tập viện và Học viện. Do số lượng thành viên cao và đang trong giai đoạn đào tạo tại Học viện nên cộng đoàn được chia thành 02 nhà riêng biệt. Tuy nhiên, họ vẫn là một cộng đoàn, và có những giờ cầu nguyện, những bữa ăn và các sinh hoạt chung hàng ngày. Nhiều Hiến Sĩ mà chúng tôi gặp đã học được một ít tiếng Anh hoặc tiếng Pháp và một số thậm chí còn thông thạo những ngôn ngữ Châu Âu này. Phụ Tỉnh có 07 Tu huynh, có người trên 60 tuổi, có người trẻ hơn. 01 Tu huynh là bề trên của một cộng đoàn địa phương, 1 Tu huynh khác làm huấn luyện tại Tập viện, 1 Tu huynh chịu trách nhiệm tiếp đón tại Nhà chính, 02 Tu huynh làm việc tại Nhà Tình thương, 01 Tu huynh tham gia công việc truyền giáo và 01 Tu huynh khác đang theo học chuyên ngành. Thăm hỏi các Hiến Sĩ và các cộng đoàn đào tạo của Phụ Tỉnh Chúng tôi dành những ngày đầu trong cuộc viếng thăm để thăm các cộng đoàn đào tạo của Phụ Tỉnh. Vào thứ Hai, ngày 07 tháng 11, chúng tôi bắt đầu đi thăm các địa điểm mục vụ khác nhau. Điểm dừng chân đầu tiên của chúng tôi là Cộng đoàn Kontum. Tại đây, có 05 Hiến Sĩ và anh em chủ yếu phục vụ cho người dân địa phương. Chúng tôi đã đến thăm 03 giáo điểm dâng lễ. Nơi đây, các cộng đoàn do các Hiến Sĩ phục vụ thường rất nghèo. Cộng đoàn Hiến Sĩ Kontum đã nhận 24 em học sinh tiểu học, cung cấp cho các em chỗ ở, thức ăn và giáo dục tôn giáo và cho các em đi đến trường. Trong cuộc gặp gỡ với cộng đoàn, họ đã chia sẻ với chúng tôi những niềm vui cũng như những thách thức khi thi hành mục vụ trên địa bàn được kiểm soát chặt chẽ này. Một ngôi nhà mới của cộng đoàn cũng đang được xây dựng cách ngôi nhà hiện tại khoảng 05 km. Sau đó, chúng tôi dành trọn ngày 07 tháng 11 để di chuyển bằng đường bộ và máy bay đến khu vực miền núi phía Bắc. Chúng tôi đến cộng đoàn Bến Đền vào lúc chiều muộn sau hơn 09 tiếng di chuyển. Tại đây, chúng tôi đã được gặp anh em trong cộng đoàn này, cộng đoàn có 08 Hiến Sĩ (06 linh mục, 01 phó tế và 01 thầy Học viện). Chúng tôi đã cử hành Thánh lễ cùng nhau, cùng dùng bữa và cùng gặp gỡ nhau, và họ đã chia sẻ với chúng tôi về công việc mục vụ của họ. Một số điểm nổi bật trong chuyến thăm cộng đoàn này: tính cách cộng đoàn nơi mục vụ; cam kết phục vụ các dân tộc thiểu số, đặc biệt là người H’mông; làm việc bác ái; cùng cộng tác với các cộng tác viên và các linh mục địa phương. Như đã đề cập trước đó, hoạt động tôn giáo ở Việt Nam bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ, do đó tất cả các hoạt động mục vụ phải có sự chấp thuận của chính quyền và Giáo phận, khiến cho công tác mục vụ bị hạn chế. Gặp gỡ Hiệp hội Gia đình Mai Thiên Lộc Trong suốt chuyến thăm của chúng tôi, chúng tôi đã gặp một số thành viên Hiệp hội Mai Thiên Lộc đang cộng tác chặt chẽ với các Hiến Sĩ. Chúng tôi tiếp tục đến thăm các cộng đoàn mà các Hiến Sĩ đang phục vụ trong vài ngày, đi qua những con đường đầy ổ gà và những con đường mòn trên núi. Vào ngày 14 tháng 11, chúng tôi kết thúc chuyến thăm tại Mái ấm OMI và trở về Sài Gòn. Tại đây, các Hiến Sĩ chăm sóc 82 em trong độ tuổi từ 04 đến 16, thuộc các gia đình nghèo. Nơi ở của họ rất đơn giản, ở giữa khu vực có mật độ dân cư cao. Vào cuối chuyến viếng thăm, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với Cha Bề trên Phụ Tỉnh và Ban cố vấn của ngài. Sáng ngày 15 tháng 11, chúng tôi đã tham dự Thánh lễ tạ ơn của cha mới Giuse Máttinô Nguyễn Tân Vương và dự tiệc mừng sau đó. Cảm xúc của tôi sau chuyến viếng thăm là lòng biết ơn – lòng biết ơn vì lòng hiếu khách bởi một số người đã cố gắng làm cho chúng tôi cảm thấy như ở nhà, lòng biết ơn cũng bởi hoa trái của ơn gọi Hiến Sĩ tại vùng đất có nhiều khó khăn này. Việt Nam là vùng đất truyền giáo, và các Hiến Sĩ là những nhà truyền giáo cho những người nghèo nhất và bị bỏ rơi nhất. Thánh Mai Thiên Lộc sẽ tự hào về những người con của mình ở Việt Nam! Một số hình ảnh: Nguồn:omiworld.org Trần Thắng, OMI, chuyển ngữ. Ngày 30 tháng 11 Năm 2023 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Trường Nghiên Cứu Truyền Giáo Lang Thang 2024: Công Bố Tin Mừng Ngày Nay Dấn Thân Trong Hân Hoan: Các Bề Trên Hiến Sĩ Được Sai Đi Sau Buổi Phụng Vụ Bế Mạc Xây dựng văn hóa chăm sóc và bảo vệ trong toàn Hội Dòng Đa văn hóa như lời Ngôn sứ Thư của Cha Bề trên Tổng quyền mừng kỷ niệm 198 năm Đức Thánh Cha chuẩn nhận Hiến Pháp và Luật dòng Cha Tổng quyền: Mối dây hiệp nhất sống động của chúng ta. Thông điệp Giáng sinh 2023 của Cha Tổng Quyền Cha Tổng Quyền, Người lữ hành theo chân Đức Mẹ Guadalupe Thư Của Cha Bề Trên Tổng Quyền Nhân Ngày Lễ Trọng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Thông điệp của Cha Tổng quyền cho Gia đình Hiến Sĩ