OMI VIỆT NAM::Đa văn hóa như lời Ngôn sứ Tin Hội dòng Đa văn hóa như lời Ngôn sứ Tuần trước, các thành viên nhà Trung ương đã tham dự một Hội nghị kéo dài hai ngày về vấn đề liên văn hóa. Chúng tôi được hướng dẫn bởi Cha Phê-rô Claver, SVD, người gốc Ghana, và cha giám tỉnh dòng Ngôi lời ở Đức, cùng với 200 tham dự viên; gần một nửa tham dự viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Là một cộng đoàn gồm 11 Hiến Sĩ đến từ 11 quốc gia khác nhau, chúng tôi hiểu tầm quan trọng của việc thúc đẩy tính liên văn hóa trong nhóm chúng tôi. Hội nghị nhấn mạnh: liên văn hóa vừa là một thách đố nhưng đồng thời cũng là một cơ hội. Cần có thêm những hội nghị khác nữa để gắn kết mọi người, đến từ những nền văn hóa khác nhau, cùng ngồi lại với nhau, xây dựng sự tôn trọng và sự hòa nhập đa văn hóa. Thật dễ để có sự hoài hòa khi chúng ta tập trung vào những điểm tương đồng giữa các nền văn hóa và trân trọng giá trị của sự đa văn hóa; đồng thời biết thích nghi với những khác biệt (giữa các nền văn hóa). Mặc dù, đây là một chủ đề khá phức tạp để tóm lược nhưng tôi tin là trong đời sống thánh hiến, chúng ta được mời gọi bước vào những cộng đoàn dấn thân trong sự hiệp nhất truyền giáo. Thách đố của chúng ta hệ tại ở cách đón nhận tính đa văn hóa, chúng ta phải thừa nhận: nơi chúng ta có những khác biệt nhưng cũng có những điểm chung, và cùng mang lại cho nhau những điều mới mẻ dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. Khi sống như vậy, chúng ta nâng cao tính nhân văn nhưng vẫn giữ được căn tính của mình bằng việc giữ sự cởi mở với những thực tại mới mà chúng ta cùng nhau xây dựng. Dĩ nhiên, thực tại mới lạ ấy sẽ không tự nhiên trở thành hiện thực nhưng nó cần đặt nền tảng trong bối cảnh văn hóa mà nó phát triển. Trong thế giới ngày nay, những làn sóng di cư tạo ra nhiều hoàn cảnh cho các nền văn hóa khác nhau gặp gỡ với tốc độ chưa từng thấy. Điều này có thể đe dọa đến sự chung sống và thậm chí dẫn đến đánh mất căn tính đặc thù. Công nghệ thường bỏ qua phương thế tự nhiên trong việc giao tiếp. Bằng cách chủ động cam kết tính đa văn hóa trong cộng đoàn, có thể, chúng ta sẽ đóng vai trò là ngọn hải đăng như là ngôn sứ của Phúc Âm cho thế giới. Để làm điều này, chúng ta hãy nhớ đến những gì đã được nói đến trong tài liệu của Tổng Tu Nghị 37 vừa qua ở số 17 và 19.1 “Những người Lữ hành của Hy vọng trong sự Hiệp thông”. Cho dù, chương trình huấn luyện ban đầu của chúng ta đã mang đậm nét năng động; thế nhưng, chúng ta vẫn có thể làm được nhiều hơn thế nữa. Lời kêu gọi hành động này không chỉ dành cho những người đang trong giai đoạn đào tạo căn bản, không chỉ những người sống ở nước ngoài - nhưng dành cho tất cả chúng ta. Chúng ta có đủ can đảm để đi trên con đường liên văn hóa không? Cha Luis Rois Alonso, OMI Bề trên Tổng quyền Chuyển ngữ: Thanh Tùng, OMI Nguồn:omiworld.org Ngày 30 tháng 04 Năm 2024 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Trường Nghiên Cứu Truyền Giáo Lang Thang 2024: Công Bố Tin Mừng Ngày Nay Dấn Thân Trong Hân Hoan: Các Bề Trên Hiến Sĩ Được Sai Đi Sau Buổi Phụng Vụ Bế Mạc Xây dựng văn hóa chăm sóc và bảo vệ trong toàn Hội Dòng Thư của Cha Bề trên Tổng quyền mừng kỷ niệm 198 năm Đức Thánh Cha chuẩn nhận Hiến Pháp và Luật dòng Cha Tổng quyền: Mối dây hiệp nhất sống động của chúng ta. Thông điệp Giáng sinh 2023 của Cha Tổng Quyền Các Cố vấn Tổng quyền viếng thăm Việt Nam Cha Tổng Quyền, Người lữ hành theo chân Đức Mẹ Guadalupe Thư Của Cha Bề Trên Tổng Quyền Nhân Ngày Lễ Trọng: Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời. Thông điệp của Cha Tổng quyền cho Gia đình Hiến Sĩ