OMI VIỆT NAM::Hiến Sĩ Tu Huynh: “Quyền Bính Đích Thực Là Để Phục Vụ” Hiến sĩ Hiến Sĩ Tu Huynh: “Quyền Bính Đích Thực Là Để Phục Vụ” Lm. Paolo Archiati, OMI, Phó Tổng quyền Mừng kỷ niệm lễ Thánh Giuse là cơ hội để chúng ta suy nghĩ về Đấng đáng tôn kính, người bảo trợ và gìn giữ toàn thể Hội dòng, cách riêng là quý thầy Tu huynh của chúng ta. Tôi muốn chia sẻ đôi chút tâm tình về đề tài này. Tâm tình đầu tiên của tôi đến từ một cuộc trò chuyện giữa tôi với một người anh em cách đây vài tuần, khi tôi đang nghỉ ngơi tại gia đình của anh ấy. Tôi không nhớ rõ lắm, nhưng cụ thể, anh ấy bắt đầu nhớ đến một số thầy Hiến Sĩ Tu huynh mà anh ấy đã có dịp gặp trong những lần đến thăm tôi gần đây nhất ở hai cộng đoàn mà tôi từng sống: Vermicino và Via Aurelia. Sự gợi nhớ về các Tu huynh cách rõ ràng với những nét đặc trưng riêng của họ, cụ thể người anh em của tôi đây là Domenico, đã tạo một ấn tượng thực sự đánh động tôi. Tôi không nhớ chính xác anh ấy đã tạo ấn tượng đó thế nào, nhưng tôi sẽ thuật lại trong ngoặc kép vì tôi muốn làm nổi bật điều đó, với hy vọng giữ được ý nghĩa của nó. Đây là những gì anh ấy kể cho tôi: “Theo ý kiến của con, quý thầy Tu huynh này là tấm gương về những gì vị linh mục nên là.” Tôi không biết liệu ấn tượng này có đánh động tôi hay không bởi vì nó đến từ một giáo dân, một người với cái nhìn nhất thời, có lẽ hơi vội vàng, và nhìn mọi thứ “từ bên ngoài”. Nhưng thực tế là tôi rất ấn tượng và cho đến bây giờ tôi vẫn còn nghĩ về nó. “Theo ý kiến của con, quý thầy Tu huynh này là tấm gương về những gì vị linh mục nên là.” Khi nghĩ về điều này, tôi tự nhủ có lẽ anh ấy đã hiểu được một thực tế quan trọng nào đó. Ngoài việc xem xét những khía cạnh và ngoài những suy tư thần học thiêng liêng cần thiết trong ơn gọi để tiến chức linh mục, để trở thành tu sĩ, và sự thánh hiến đặc biệt của Tu huynh, điều gây chú ý cho người anh em của tôi trong lần anh ấy đến thăm các cộng đoàn của tôi, cụ thể liên quan đến quý thầy Tu huynh này, một mặt, họ dễ dàng để tiếp cận, họ giản dị, và họ có khả năng đón tiếp. Mặt khác, họ chú ý đến lối sống đứng đắn với trách nhiệm trong công việc; họ chuyên nghiệp với bất kỳ loại hình công việc nào, dù là phục vụ tiếp khách tại bàn gác cổng hay là lao công làm việc trong ngôi nhà đa phức như Học viện hoặc Tỉnh dòng hoặc Nhà Tổng quyền, bằng các nghề như nghề mộc, sửa ống nước, v.v. Nhưng còn hơn như vậy nữa, sự đánh giá của giáo dân là điều mà chúng ta có thể giữ lại như một nhận định có giá trị: trong Hội dòng các linh mục và Tu huynh sống chung với nhau, Tu huynh giúp cho linh mục cách đắc lực trong việc thi hành sứ vụ của mình. Điều này xem ra có vẻ nghịch lý, nhưng đó là sự thật, tôi tin rằng điều này không chỉ rất quan trọng mà còn rất đúng với thực tế nữa. Nó khiến tôi liên tưởng đến Đức Thánh Cha Phanxicô từ đầu triều đại Giáo hoàng của mình, ngài đã không ngừng nhắc nhớ chúng ta rằng quyền bính là để phục vụ; “quyền bính đích thực là để phục vụ;” chúng ta không được mời gọi sống ơn gọi linh mục dưới khía cạnh quyền bính nhưng dưới khía cạnh phục vụ anh em và cộng đoàn. Tâm tình thứ hai mà tôi muốn chia sẻ liên quan đến Ủy ban Hiến sĩ Tu huynh. Như chúng ta biết, Tổng Tu Nghị năm 2004 được tổ chức nhằm mục đích cổ võ ơn gọi Tu huynh, một ơn gọi đặc thù trong gia đình Hiến Sĩ. Cha Bề trên Tổng quyền đương nhiệm cùng với Hội đồng cố vấn của ngài đã quyết định duy trì Ủy ban này vì họ xét thấy nó rất quan trọng đối với đời sống gia đình Hiến Sĩ. Ủy ban này đang được đổi mới với số thành viên và gần đây Ủy ban này bắt đầu làm việc để xác định lại mục tiêu và căn tính của mình. Tôi tin rằng điều quan trọng đối với toàn thể gia đình Hội dòng của Thánh Igiêniô Mai Thiên Lộc không chỉ là thừa nhận sự hiện diện của ủy ban này, mà còn nhận thấy biết bao điều tốt đẹp ủy ban này đóng góp cho Hội dòng. Hiện nay, ơn gọi Hiến sĩ Tu huynh trên thế giới đang trải qua thời kỳ khó khăn; thật đau lòng, không chỉ vì số ơn gọi này giảm sút, mà còn vì sự rời rạc của các yếu tố như kinh nghiệm, truyền thống, lối sống của đời sống Tu huynh không còn được hoà quyện với nhau nữa. Tại một số Cộng đoàn Hiến Sĩ, nhiều năm qua, đã không còn thấy bóng dáng Tu huynh, thậm chí cả hàng thập kỷ vẫn chỉ là một vài. Đây là một hiện tượng thách đố cho xã hội và Giáo hội, vì nó gắn liền với đời sống chúng ta, hiện tượng này cần được nghiêm túc phân tích để tìm ra đâu là ý nghĩa của đời sống thánh hiến trong lòng Giáo hội và trên thế giới. Phần tôi, tôi cho rằng con số không phải là điều quan trọng thiết yếu, nhưng tôi muốn nói sự hiện diện của quý thầy Tu huynh trong gia đình Hội dòng chúng ta mới là nền tảng thiết yếu, không chỉ vì họ trực tiếp làm chứng cho Nước Trời, mà còn vì cuộc sống và sự hiện diện của họ cho linh mục chúng ta, thấy chúng ta cần là ai cho Dân Chúa. Họ nói với chúng ta rằng hoạt động linh mục của chúng ta không chỉ giới hạn trong việc cử hành các bí tích, nhưng việc chúng ta giống Chúa Giêsu Linh mục được thể hiện qua hàng ngàn cách thức khác nhau, còn quý thầy Tu huynh cho chúng ta thấy bằng chính đời sống của quý thầy. Cùng với anh em Tu huynh, chúng ta là môn đệ của cùng một Thầy; con cùng một Cha, tất cả chúng ta đều là anh em. Những khác biệt trong đời sống phục vụ bác ái huynh đệ của chúng ta chỉ là thứ yếu. Điều này sẽ thay đổi dần não trạng của chúng ta và sẽ thu hút được nhiều ơn gọi tu huynh. Quý thầy Tu huynh thân mến, cảm ơn sự hiện diện của quý thầy nơi giữa cộng đoàn, những gì quý thầy dành cho toàn thể gia đình Hội dòng, và những chứng tá của quý thầy. Xin mừng lễ quý thầy. Vinh-Sơn Trần Duy Hiệp, omi. chuyển ngữ. Nguồn: OMI Information No. 553 Ngày 14 tháng 03 Năm 2023 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Câu chuyện ngắn về các vị tử đạo tại Tây Ban Nha Chúa Nhật XXX – Thường Niên Kỷ niệm Phụng hiến trọn đời (Khấn trọn đời) của Hiến Sĩ Tu Huynh đầu tiên (1834) – 4/6 Di sản của thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: quảng đại trong hành động Nhớ Về Cha Nước mắt Mùa Chay Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo trợ Ngôn Sứ Thầm Lặng Giới thiệu sách mới: Sách Gióp Viết Cho Người Bệnh