OMI VIỆT NAM::Sự kiện vĩnh cửu của mầu nhiệm Nhập Thể Hiến sĩ Sự kiện vĩnh cửu của mầu nhiệm Nhập Thể Piô Phan Văn Tình, OMI Nhân ngày lễ Truyền Tin, Giáo hội chiêm ngắm và giới thiệu cho toàn thể thế giới mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta tự hỏi liệu có thể tìm giải quyết vấn đề của con người bằng cách giới thiệu Đấng Mạc Khải? Quả thật, Mạc Khải này khởi đi từ sự kiện vĩnh cửu của mầu nhiệm Nhập Thể, và sự kiện này có thể biểu đạt: Thiên Chúa hiện hữu từ thuở đời đời và hiện hữu trước khi có tạo thành và Nhập Thể, trong sự hiệp thông hoàn hảo của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Đây là một dữ kiện của đức tin, đã ẩn tàng trong Tân Ước. Chúng ta có thể thấy nét độc đáo của sự kiện vĩnh cửu trong Mầu nhiệm Nhập Tthể hệ tại ở những điểm này: Thứ nhất, trong ‘sự kiện’ này, sự tự do của Chúa Con diễn tả tình yêu của Ngài dành cho Chúa Cha và sự hiệp nhất trong tình yêu giữa Cha và Con. Nói cách khác, sự vâng phục của Đức Giêsu được đặt nền tảng trên chính ngôi vị Thiên Chúa của Ngài và trong tương quan đời đời giữa Ngài với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Thứ hai, Chúa Giêsu, trong thân phận con người, lãnh nhận thánh ý Chúa Cha qua Chúa Thánh Thần. Nghĩa là luôn luôn trong Chúa Thánh Thần, Chúa Con đón nhận sứ vụ đến từ Cha. Tuy nhiên, thánh ý của Chúa Cha mà Chúa Thánh Thần mang đến cho Chúa Con không phải chỉ là ý của Cha mà thôi. Quyết định tạo thành được cứu độ bởi Nhập Thể và mầu nhiệm Vượt Qua là quyết định của Ba Ngôi, vì đó là thánh ý của Cha, Con và Thánh Thần. Thứ ba, vì đây là thánh ý của Ba Ngôi, nên cho dù ta có diễn tả như là điều thuộc về Chúa Giêsu hay ngay cả khi xét đến “khoảng cách của nhiệm cục cứu độ” (distance of the economy of salvation), thì nó vẫn là gì đó (đối với Con) là thiết thân một cách đời đời như ở nhà.”[1] Tóm lại, sự vâng phục của Đức Giêsu chính là “sự chuyển dịch” (translation) mang tính tự hiến (kenosis – tự hủy) của tình yêu đời đời của Con dành cho Cha.”[2] Nói cách khác, đó chính là sự chuyển dịch, hay sự diễn tả, trong mầu nhiệm cứu độ, tình yêu con thảo (filial love) của Con, trong đời sống nội tại, dành cho Cha. [1]The von Balthasar Reader, ed. Medard Kehl and Werner Löser, (New York: Herder & Herder, 1997), p. 179. [2]Hans Urs von Balthasar, Mysterium Paschale: The Mystery of Easter, trans. Aidan Nichols (Edingburgh: T & T Clark, 1990), p. 91. Ngày 25 tháng 03 Năm 2025 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Sự vâng phục của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm Nhập Thể qua lăng kính của thư Hípri Ngôn Sứ Thầm Lặng Hiến Sĩ Tu Huynh: “Quyền Bính Đích Thực Là Để Phục Vụ” NƯỚC MẮT MÙA CHAY Giới thiệu sách mới: Sách Gióp Viết Cho Người Bệnh Một danh sách việc cần làm (Ronald Rolheiser, OMI) Mục đích Đời Tu Vị Thầy thiêng liêng Mùa Giáng Sinh năm nay, tôi mong chúng ta tôn vinh những trẻ em tị nạn là “Hài Nhi của Năm.”