OMI VIỆT NAM::R.I.P: Đức cha Jean Khamsé Vithavong, Giám mục Hiến Sĩ tại Lào Tin Hội dòng R.I.P: Đức cha Jean Khamsé Vithavong, Giám mục Hiến Sĩ tại Lào Giám mục Jean Khamsé, O.M.I. đã được Chúa gọi về ngày 8 tháng 12 năm nay. Nhìn lại cuộc đời và sứ mạng của ngài, không thể không nhớ đến lời của Thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: “Là một Hiến Sĩ của Đức Mẹ Vô Nhiễm là có tấm hộ chiếu vào Thiên Đàng!” Hiến Sĩ tại Lào: Một trang sử truyền giáo và tử đạo Hơn 100 Hiến Sĩ người Pháp và Ý đã phục vụ trong vai trò là những nhà truyền giáo tại Lào từ năm 1935 đến năm 1975, khi chính quyền cộng sản Pathet Lào lên nắm quyền. Làm sao chúng ta có thể quên bảy vị tử đạo đã được phong chân phước của chúng ta? Chỉ có một Hiến Sĩ người Lào còn lại: Jean Khamsé Vithavong. Ngài từng chia sẻ: “Chúng tôi đã đề nghị các linh mục nước ngoài rời khỏi đất nước. Thứ nhất, vì chính quyền mới chắc chắn cũng sẽ buộc họ phải rời đi. Thứ hai, điều đó giúp tránh leo thang căng thẳng và có thể xảy ra xung đột hay bạo lực. Tất cả các linh mục nước ngoài rời đi với nhiều nước mắt, nhưng cùng với sự khôn ngoan lớn lao. Họ bao gồm người Ý, Pháp, Canada, và Mỹ. Cảm nghiệm thiêng liêng và lời khấn của Jean Khamsé Jean Khamsé đã qua đời vào ngày 08 tháng 12 năm nay. Nhìn lại cuộc đời và sứ mạng của ngài, không thể không nhớ đến lời của Thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: “Là một Hiến Sĩ của Đức Mẹ Vô Nhiễm là tấm hộ chiếu vào Thiên Đàng!”. Cũng vào ngày đó, 08 tháng 12 năm 1980, Jean Khamsé đã viết cho Bề trên Tổng quyền: “Sáng nay, khi tôi lặp lại lời tuyên khấn trên bàn thờ trước Thánh Thể, tôi cảm nhận được giá trị sâu sắc của sự dâng hiến của chúng ta cho Mẹ Giáo hội qua Hội dòng.” Một năm ân sủng sâu sắc và canh tân Chính xác một năm sau, ngày 08 tháng 12 năm 1981, ngài suy tư: “Với niềm vui đơn sơ và sâu sắc, sáng nay tôi đã mừng lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm, Bổn mạng yêu dấu của chúng ta. Tôi đã nhân cơ hội này để làm mới lại sự thuộc về Chúa qua Mẹ Maria và Gia đình Hiến Sĩ chúng ta trước cộng đoàn giáo xứ Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khi ở một mình trước Thánh Thể và tượng Đức Mẹ, tôi đã dâng Hội dòng của chúng ta cho Đức Mẹ Vô Nhiễm, tôi đặc biệt nghĩ đến ngài, Bề trên Tổng quyền, và các Hiến Sĩ trên toàn thế giới, nhất là những người xa xôi nhất, bị loại trừ, những người chịu đau khổ nhất. Đức Mẹ Vô Nhiễm, Người đã làm rất nhiều cho Hội dòng của chúng ta và cho tôi, người con hèn mọn của Mẹ. Tôi không bao giờ muốn bỏ lỡ cơ hội để tôn kính Mẹ. Mẹ, Người luôn giữ tất cả trong trái tim và đức tin của mình, sống từng khoảnh khắc mãnh liệt và dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa. Mẹ là ‘Người Mẹ Dịu Hiền’ mà Đấng Sáng lập yêu dấu của chúng ta đã chọn làm Mẹ của các nhà truyền giáo cho người nghèo. Mẹ là Ngôi Sao và Niềm Vui duy nhất của tôi.” Tuổi thơ và tiến trình đào tạo của Jean Khamsé Jean Khamsé sinh ngày 18 tháng 10 năm 1942 tại Kengsadok. Sau khi hoàn thành năm tập viện ở Pháp từ năm 1963 đến 1965, ngài trở về Lào. Từ năm 1970 đến 1974, ngài học thần học tại Philippines. Vài tháng sau khi đất nước được “giải phóng” vào năm 1975, ngài được truyền chức linh mục. Kể từ đó, Giáo hội nhỏ bé tại Lào luôn phải đối mặt với sự thiếu hụt linh mục và nhân sự được đào tạo. Ngài từng nói: “Sự nghèo nàn của chúng ta cũng là về kinh tế, do thiếu cơ sở vật chất và kinh phí để xây dựng những cơ sở mới. Năm 1975, các nhà thờ của chúng ta bị chính quyền chiếm đoạt, bao gồm cả nhà thờ chính tòa ở Viêng-chăn, nhà thờ lớn nhất của đất nước, được dâng kính Thánh Tâm Chúa. Tạ ơn Chúa, từ năm 1979, chính quyền đã cho phép chúng tôi sử dụng lại. Nhưng chúng tôi không cần gì hoành tráng, lộng lẫy hay đồ sộ. Ngay cả Chúa cũng đã sinh ra trong máng cỏ.” Thách thức và hy vọng cho Giáo hội tại Lào Lần cuối chúng tôi gặp ngài là vào tháng 01 năm 2017, trong chuyến viếng thăm Ad limina tới Rôma cùng với các Giám mục của Lào và Campuchia. Ngài nói khi đó: “Giáo hội tại Lào đang trong giai đoạn khởi đầu, rất nghèo, và không có nhân sự nước ngoài. Đó là một Giáo hội trẻ, khoảng 150 năm tuổi. Nếu lạc quan, trong bốn đại diện tông tòa (Luang Prabang, Viêng-chăn, Savannakhet, Pakse), có khoảng 50.000 người Công giáo rải rác trên một lãnh thổ rộng lớn với các nhóm dân tộc, ngôn ngữ và văn hóa đa dạng. Chúng tôi không có nhiều chuyên môn trong việc quản lý hay hỗ trợ họ; chúng tôi thiếu linh mục và giáo lý viên. Hầu hết người Công giáo của chúng tôi, đặc biệt là giới trẻ, được rửa tội khi còn nhỏ nhưng chưa được đào tạo đủ đầy hoặc vững chắc. Tuy nhiên, Giáo hội vẫn tiến bước. Công cuộc truyền giáo cũng đang tiến triển. Trong số những người Khơ-mú, có hàng trăm người khao khát trở thành Kitô hữu. Họ rất can đảm. Người Khơ-mú là nhóm theo thuyết vật linh, không phải Phật giáo. Chính quyền không để ý, vì họ không coi chúng tôi là mối đe dọa. Sắp tới, chúng tôi sẽ cần mở một sứ vụ mới trong số người H’mong, một nhóm dân tộc khác.” Sự khuyến khích và động viên của Đức Giáo hoàng Phanxicô Kết thúc chuyến viếng thăm Ad limina, Đức cha Khamsé nói: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô yêu thương chúng tôi. Đức Thánh Cha nói: ‘Cha cũng là một giám mục nghèo, và cha đi đến nơi những người nghèo đang sống.’ Điều đó đã an ủi chúng tôi.” Về phần mình, sau khi nghe các lời chứng của Đức cha Tito Banchong và Đức cha Louis-Marie Ling, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tâm sự với các cộng sự viên rằng ngài cảm thấy xấu hổ: “Họ là trung tâm, còn tôi là vùng ngoại biên. Những giám mục này đã chịu đau khổ, nhưng họ vẫn tiếp tục làm chứng vui tươi cho đức tin của mình trong những cộng đoàn nhỏ bé. Đến cuối buổi tiếp kiến, tôi cảm thấy… xấu hổ.” Căn tính và sứ mạng Hiến Sĩ bền bỉ của Đức cha Khamsé Dù sống trong cô lập, cảm giác thuộc về Dòng Hiến Sĩ của Đức cha Khamsé vẫn rất mạnh mẽ. Ngày 21 tháng 4 năm 1978, đáp lại một lá thư của cha Marcello Zago, Bề trên Tổng quyền, Đức cha Khamsé viết: “Dù chỉ còn hai Hiến Sĩ ở lại Lào, sống như một Hiến Sĩ vẫn là nguồn nâng đỡ lớn cho tôi. Quá trình đào tạo trước đây ở Pháp và Philippines đã chuẩn bị tôi đối diện với cuộc sống và những đòi hỏi hiện tại. Đó là việc sống thực sự nghèo khó và sẵn sàng, dám dấn thân và cầu nguyện. Điều này đã được gieo vào tôi qua sự đào tạo của Hiến Sĩ, dù không hoàn hảo. Qua cha, tôi muốn cảm ơn tất cả các giáo viên, giáo sư, bề trên, giám đốc và anh em trong Gia đình Hiến Sĩ, những người đã giúp tôi tìm thấy niềm vui và động lực để phục vụ Chúa giữa dân của Ngài. Xin Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để làm những gì Ngài yêu cầu và giữ vững, tin tưởng vào lời Ngài, như ‘Bình an’ và ‘Đừng sợ,’ mà Ngài đã lặp lại sau Phục Sinh. Chúng ta chắc chắn rằng Ngài không bao giờ làm chúng ta thất vọng.” Fabio CIARDI, OMI Khai Tâm, O.M.I chuyển ngữ Nguồn: omiworld.org Ngày 12 tháng 12 Năm 2024 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Thư của Cha Bề Trên Tổng Quyền mừng lễ Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội Trường Nghiên Cứu Truyền Giáo Lang Thang 2024: Công Bố Tin Mừng Ngày Nay Dấn Thân Trong Hân Hoan: Các Bề Trên Hiến Sĩ Được Sai Đi Sau Buổi Phụng Vụ Bế Mạc Xây dựng văn hóa chăm sóc và bảo vệ trong toàn Hội Dòng Đa văn hóa như lời Ngôn sứ Thư của Cha Bề trên Tổng quyền mừng kỷ niệm 198 năm Đức Thánh Cha chuẩn nhận Hiến Pháp và Luật dòng Cha Tổng quyền: Mối dây hiệp nhất sống động của chúng ta. Thông điệp Giáng sinh 2023 của Cha Tổng Quyền Các Cố vấn Tổng quyền viếng thăm Việt Nam Cha Tổng Quyền, Người lữ hành theo chân Đức Mẹ Guadalupe