OMI VIỆT NAM::Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo trợ Mùa Chay - Phục Sinh Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo trợ Piô Tình, OMI Trích dịch từ quyển “Flowers in the Desert – A Spirituality of the Bible” của tác giả Demetrius Dumm, OSB. Chúng ta được ơn hiểu biết cách mà Thần Khí giúp đỡ chúng ta sống mầu nhiệm thiêng liêng trong những đoạn trích quan trọng nơi Tin Mừng Gioan về Đấng Bảo Trợ. Tên gọi “bảo trợ” có nghĩa là “đấng ở kề bên” và thường được tìm thấy trong một bản văn pháp lý, có thể ám chỉ hoặc là một đấng được ủy quyền bảo vệ hoặc giúp kiện tụng. Do đó, có lẽ từ Tiếng Anh được dịch hay nhất là “Advocate” (ủng hộ, tán thành). Đối với Gioan, Thánh Thần là hiện thân sự hiện diện chân thật liên lỉ của Thiên Chúa giữa chúng ta hôm nay, dù ẩn giấu, từ khi, trong thân xác hữu hình, Chúa Giêsu lên trời. Dĩ nhiên chúng ta cần nhớ rằng Thánh Thần là một Thiên Chúa như Chúa Cha và Chúa Con, do đó chúng ta cần biết thật rằng Thánh Thần đang ở giữa chúng ta. Hẳn thật Raymond Brown chí lí khi quả quyết rằng: “Đấng Bảo Trợ là sự hiện diện của Chúa Giêsu khi Chúa Giêsu vắng mặt”. (Tin Mừng Thánh Gioan, phần II, p. 1141) Theo Gioan, Thánh Thần bảo trợ là Đấng sẽ kiện toàn sự hiểu biết của chúng ta về những yêu sách đối với người môn đệ đích thực: “…nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga14,26). Bản chất đích thực của sự hiểu biết này được thực hiện đặc biệt hơn trong đoạn văn sau đây: “khi Người đến, Người sẽ chứng minh rằng thế gian sai lầm về tội lỗi, về sự công chính và việc xét xử. Về tội lỗi: vì chúng không tin vào Thầy; về sự công chính: vì Thầy đến cùng Chúa Cha, và anh em không còn thấy Thầy nữa; về việc xét xử: vì thủ lãnh thế gian này đã bị xét xử rồi”. (Ga16,8-11) Thánh Thần sẽ luôn ở bên chúng ta khi chúng ta tìm thấy những xác tín Kitô Giáo khả dĩ đưa chúng ta thoát ra khỏi ảnh hưởng của những quan niệm thuộc một xã hội thế tục và do đó đưa chúng ta ra khỏi ánh sáng từ trong sự chế giễu hoặc thù địch. Vì đang hoạt động sâu trong chúng ta nên Thần Khí sẽ cho chúng ta biết đâu là sự lệch lạc thuộc thế gian và có lẽ quan niệm phổ biến nằm trong những lãnh vực quan trọng này. Thế gian xem tội là một cái gì đó phá vỡ những tập tục hoặc phá vỡ những khái niệm về trật tự, còn đối với các Kitô hữu, tội là sự khước từ chân lý mà Chúa Giêsu đã dạy và chân lý này truyền dạy chúng ta yêu thương và quan tâm chăm sóc mọi người, chân lý này cũng thách thức cả bạo lực và bất công vẫn thường được thế gian xây dựng. Chính tội bảo vệ một hệ thống không tạo cơ hội kinh tế và chính trị cho hết thảy mọi người. Chúa Giêsu đã khẳng định rằng Thần Khí sẽ ở với chúng ta khi chúng ta phấn đấu cho lý tưởng một xã hội công bằng và chính trực hoặc khi chúng ta thách thức những thói lễ ngăn cản phải thay đổi bất cứ thứ gì. Thần Khí không chỉ lột mặt nạ tội lỗi mà còn cho thấy rằng sự thật đặt trên nền tảng Chúa Giêsu, đó là con đường đi theo Chúa Giêsu không dẫn tới thất bại và phi lý, như cái chết của Người mà đưa tới vinh quang và sự kiện toàn bằng sự phục sinh của Người. Thực tế là Chúa Giêsu đã về cùng Chúa Cha khi Người lìa bỏ thế gian, nghĩa là giáo huấn của Người dẫn đưa chúng ta về quê hương đích thực và do đó, giáo huấn của Người hoàn toàn đáng tin cậy. Phục sinh của Chúa Giêsu đã đảo lộn mọi sự và hoàn toàn thay đổi ý nghĩa của thành công và thất bại. Thành công đích thực từ nay trở đi phải hướng tới một đời sống yêu thương phục vụ, có thể khiến chúng ta trở thành những kẻ điên nhưng vì sẽ kết thúc trong phục sinh nên đó là sự khôn ngoan tuyệt đỉnh. Và thất bại thật sự là hướng tới một đời sống ích kỷ, tìm kiếm và có lẽ tìm thấy quyền lực và thống trị, nhưng sẽ kết thúc trong bất mãn và thất vọng khủng khiếp. Do đó, Thần Khí nhắc nhở chúng ta liên lỉ rằng sự thiện và sự thật trong đời sống này chỉ có thể tìm thấy và quy hướng về Chúa Cha, ở đó Chúa Giêsu được tấn phong trong vinh quang. Cuối cùng, Thần Khí hướng dẫn chúng ta biết hài hòa ý nghĩa đích thực của phán xét. Satan, thủ lãnh thế gian này nghĩ rằng Chúa Giêsu bị thất bại và giáo huấn của Người không còn thế giá khi Thiên Chúa không cứu Người khỏi thập giá. Quan niệm của nó được diễn tả qua các kinh sư và các thượng tế, họ đã nhẹ nhõm và thỏa chí khi thấy Chúa Giêsu chịu đóng đinh: “họ nói: ‘ông ấy đã cứu được người khác, nhưng lại không tự cứu mình được. Này Messiah, vua Israel hãy xuống khỏi thập giá xem nào! Rồi chúng tôi sẽ tin!’” (Mc15,31-32). Dường như giây phút ấy phán quyết đã được tuyên bố chống lại Chúa Giêsu và chống lại mọi sự Người đã làm. Tuy nhiên, Thần Khí hiện diện bảo đảm với chúng ta rằng đó không phải là kết thúc của câu chuyện, rằng Chúa Giêsu đã chỗi dậy từ cõi chết, rằng satan đã bị lên án và thái độ boài nghi của nó đã bị vạch trần và loại bỏ. Thực sự, satan “là một tên lường gạt và là cha của mọi sự dối trá” (Ga8,44), vì nó đề ra giáo lý sai lầm và giả dối để chúng ta ở trong thế gian tự chăm sóc lấy mình thì có thể làm được nhiều chuyện và cứ tiếp tục như thế miễn là chúng ta có khả năng. Giáo lý này có thể rất hấp dẫn và chúng ta có thể kết hợp nó với một vẻ bề ngoài của việc thực hành Kitô Giáo nhưng Thần Khí nói với lòng chúng ta về ý nghĩa chân thật của Chúa Giêsu và về niềm vui dành riêng cho những ai dám theo Người. Ngày 07 tháng 06 Năm 2019 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Chúa Nhật IV Phục Sinh - Năm C Chúa Nhật III Phục Sinh - Năm C Chúa Nhật Phục Sinh - Năm C Chúa Nhật II Phục Sinh - Năm C Thánh Lễ Tiệc Ly – Thứ Năm Tuần Thánh Suy niệm về Thứ Sáu Tuần Thánh Thứ Sáu Tuần Thánh - Sống đối diện cái chết để làm trỗi dậy sự sống Chúa Nhật Lễ Lá – Năm C Chúa Nhật V Mùa Chay - Năm C Chúa Nhật IV Mùa Chay - Năm C