OMI VIỆT NAM::Chúa Nhật XXX – Thường Niên Hiến sĩ Chúa Nhật XXX – Thường Niên Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được. Tin Mừng Mc 10, 46 - 52 Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô. Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, anh ta tên là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng : “Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !” Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng : “Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi !” Đức Giê-su đứng lại và nói : “Gọi anh ta lại đây !” Người ta gọi anh mù và bảo : “Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy !” Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. Người hỏi : “Anh muốn tôi làm gì cho anh ?” Anh mù đáp : “Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.” Người nói : “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh !” Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi. Suy niệm: Lòng thương Nỗi khổ của con người Anh mù ngồi bên vệ đường, ăn xin, sống nhờ lòng thương của con người. Nếu ai đã từng bị sống trong tăm tối hay có dịp quan sát người mù, sẽ thấy bị mù cực khổ như thế nào! Phải ăn xin cũng là một nỗi khổ, và hơn nữa phải tùy thuộc người khác trong nhiều lãnh vực: đi lại và những nhu cầu tối thiểu của con người, rất khổ cực. Hiểu được như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng cảm thông tiếng kêu của anh mù hơn: “Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót tôi”. Không phải chỉ có bệnh mù về thể lý, nhưng còn có bệnh mù về thiêng liêng nữa. Mù thể lý ngăn cản người ta thấy những gì là vật chất, còn mù thiêng liêng ngăn cản người ta thấy sự thật. Mù làm khổ mình và khổ cả người khác nữa. Như vậy, được sáng, thật hạnh phúc dường bao! Đức Giêsu thương cảm trước nỗi khổ của con người Những người đang hiện diện ở đó đòi người mù im lặng, nhưng anh ta lại càng la to hơn. Tại sao những người ở đó đòi anh mù im lặng? Có thể họ nghĩ tiếng kêu của anh mù vô ích, vì chẳng ích lợi gì ? Đức Giêsu làm gì có tiền mà bố thí cho anh mù! Và hơn nữa, làm sao Đức Giêsu có thể chữa cho anh mù thấy được? Có lẽ không phải họ không thương anh cho bằng họ nghĩ Đức Giêsu chẳng giúp gì được cho anh mù. Anh ta nên im đi thì tốt hơn. Dù bị ngăn cản và phản đối, anh mù vẫn la, và càng la to hơn. Anh ta hy vọng tiếng kêu của anh ta tới tai Đức Giêsu và được Ngài thương xót: “Lạy Con Vua Đavít, xin thương xót tôi”. Anh mù là người tin vào Đức Giêsu, chờ đợi và hy vọng nơi Đức Giêsu hơn bất cứ ai trong trường hợp này. Và tiếng kêu của anh ta đã lọt vào tai Đức Giêsu, và Ngài đã bị “đánh động” bởi tiếng kêu này. Đức Giêsu rung động trước nỗi khổ của con người. Thiên Chúa vẫn thương cảm trước nỗi khổ của con người. Ngày xưa dân Do Thái khi bị nô lệ cực khổ bên Ai-cập, họ đã kêu lên Thiên Chúa, và Ngài đã thương giải phóng họ khỏi Ai-cập. “Những ai vất vả và gánh nặng, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ bổ sức cho” (Mt 11, 28): Đức Giêsu cũng luôn thương cảm trước nỗi khổ của con người. Tin tuyệt đối vào Thiên Chúa, và kêu cầu Ngài, Ngài sẽ đáp cứu. Hãy thương cảm trước nỗi khổ của con người như Đức Giêsu Thương cảm trước nỗi khổ của con người, là nét đặc trưng của Thiên Chúa. Thiên Chúa cũng muốn con người thương cảm trước nỗi khổ của anh em mình như Ngài. Người đầy tớ “không biết thương xót” anh em mình, sẽ không được thương xót (xc. Mt 18, 23-35). Rung động trước nỗi khổ của anh em mình, là trở nên người hơn, trở nên con Thiên Chúa hơn. Ước gì con người biết thương cảm và yêu thương người khác trong hoàn cảnh khốn khổ của họ. Ngay cả khi không có gì để cho, hoặc có rất nhiều điều để cho người khác, thì tình yêu thương vẫn là món qùa qúy nhất. Lm. Giuse Phạm Thanh Liêm, SJ. Nguồn:giaophanlongxuyen.org Ngày 26 tháng 10 Năm 2024 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Câu chuyện ngắn về các vị tử đạo tại Tây Ban Nha Kỷ niệm Phụng hiến trọn đời (Khấn trọn đời) của Hiến Sĩ Tu Huynh đầu tiên (1834) – 4/6 Di sản của thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: quảng đại trong hành động Nhớ Về Cha Nước mắt Mùa Chay Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo trợ Ngôn Sứ Thầm Lặng Hiến Sĩ Tu Huynh: “Quyền Bính Đích Thực Là Để Phục Vụ” Giới thiệu sách mới: Sách Gióp Viết Cho Người Bệnh