OMI VIỆT NAM::Kỷ niệm Phụng hiến trọn đời (Khấn trọn đời) của Hiến Sĩ Tu Huynh đầu tiên (1834) – 4/6 Hiến sĩ Kỷ niệm Phụng hiến trọn đời (Khấn trọn đời) của Hiến Sĩ Tu Huynh đầu tiên (1834) – 4/6 Thưa anh em trong Hội dòng. Anh em Hiến Sĩ Tu huynh làm chứng về đức tin của mình trước hết trong những công việc thực tiễn của cuộc sống hàng ngày. Với tư cách là những “chuyên gia có năng lực”, họ tham gia vào các công việc mục vụ và truyền giáo, lao động chân tay, nội trợ, kinh tế - kỹ thuật và xã hội hoặc làm quản lý và giáo dục. Ở những quốc gia, nơi mà cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, Hiến Sĩ Tu huynh phát huy trách nhiệm công việc cách xuất sắc và góp phần vào việc loan báo Tin Mừng. Như những người nam có tinh thần khôn ngoan và nhạy bén, họ được nhiều người tìm kiếm như là người cố vấn đầu tiên cho họ trong các hoàn cảnh của cuộc sống. Igiêniô Mai Thiên Lộc đã thành lập Hội truyền giáo vùng Provence như là một cộng đoàn của các linh mục. Tuy nhiên, có vẻ như cha đã sớm có ý định chào đón anh em Tu huynh. Từ năm 1812 đến năm 1815, một cựu Tu sĩ Dòng Biển Đức Camaldolese, thầy Maur, đã sống với I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc tại Aix. I-giê-ni-ô rất tiếc vì thầy Maur đã trở về Tu viện cũ của thầy ấy, I-giê-ni-ô đã nhờ thấy giúp ngài trong việc xây dựng ngôi truyền giáo. Khi Igiêniô ở với các Tu sĩ Truyền giáo Vinh Sơn tại Rôma năm 1826, ngài bị ấn tượng bởi đời sống của anh em Tu huynh nên đã viết thư cho cha Tempier rằng ngài rất tiếc vì Hiến Sĩ chưa có bất cứ anh em Tu huynh nào như họ. Ngay trong Quy luật đầu tiên viết vào năm 1818, I-giê-ni-ô đã dự tính dành một phần nói về anh em Tu huynh, ngay cả khi ngài chưa viết quy luật dòng. Khi Ignace Voitot, Tập sinh đầu tiên, gia nhập vào năm 1820, cha Tempier đã viết Luật Dòng đầu tiên về anh em Tu huynh nhân danh Đấng Sáng Lập. Ơn gọi của tập sinh này không thành công. Mãi đến nhiều năm sau mới có Hiến Sĩ Tu huynh đầu tiên mới Phụng hiến trọn đời. Vào ngày 4 tháng 6 năm 1834, Tu huynh đầu tiên, thầy Gioan Bernard Ferrand OMI (1804-1970) đã phụng hiến trọn đời trong Hội dòng chúng ta. Hiến Pháp năm 1826 quy định về việc tiếp nhận các Tu huynh như “những người con đích thực của Hội dòng”. I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc ước muốn rằng mỗi cộng đoàn sẽ bao gồm các Linh mục và các Tu huynh. Và I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc đã chọn thánh Giuse là Đấng bảo trợ đặc biệt cho anh em Hiến Sĩ Tu huynh. Ngang qua sứ vụ truyền giáo cho thế giới, một lãnh vực mới mẻ của sứ vụ được mở ra, nơi đó các Tu huynh trở nên tích cực, không chỉ trong những công việc thực tiễn mà còn, với tư cách là giáo viên và giáo lý viên. Cha Jetté (nguyên Bề trên Tổng quyền) cho biết: “Các Tu huynh luôn là một thành phần quan trọng trong đời sống và sứ vụ của Hội dòng. Hội dòng sẽ không trọn vẹn nếu thiếu các Tu huynh”. Người anh em Tu huynh, OMI, chuyển ngữ. Nguồn: facebook.com/PostulatioOMI Ngày 05 tháng 06 Năm 2024 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Câu chuyện ngắn về các vị tử đạo tại Tây Ban Nha Chúa Nhật XXX – Thường Niên Di sản của thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: quảng đại trong hành động Nhớ Về Cha Nước mắt Mùa Chay Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo trợ Ngôn Sứ Thầm Lặng Hiến Sĩ Tu Huynh: “Quyền Bính Đích Thực Là Để Phục Vụ” Giới thiệu sách mới: Sách Gióp Viết Cho Người Bệnh