OMI VIỆT NAM::Di sản của thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: quảng đại trong hành động Hiến sĩ Di sản của thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc: quảng đại trong hành động Vào ngày 21 tháng 05 chúng ta mừng kỷ niệm 163 năm, ngày Đấng Sáng Lập, thánh I-giê-ni-ô Mai Thiên Lộc về trời, chúng ta đang ở chỗ giao nhau của sự suy tư và hành động. Hằng năm, ngày 21 tháng 5 không đơn giản chỉ là một ngày lễ trong lịch phụng vụ Giáo hội, mà đối với gia đình thiêng liêng của chúng ta, ngày lễ này là “lời kêu gọi hành động”. Tình yêu mãnh liệt của thánh I-giê-ni-ô trong việc phục vụ người nghèo, ý thức cộng đồng sâu sắc, và tận lực sống các lời khuyên Tin Mừng và đối diện với những thách đố trong suốt cuộc đời Ngài. Trong suốt cuộc đời trần thế, Ngài nêu gương cho chúng ta nhiều nhân đức, tinh thần quảng đại; những điều ấy luôn vang vọng trong tâm hồn tôi, đặc biệt trong thế giới hôm nay, một thế giới đang bị tàn phá vì những xung đột, chủ nghĩa cá nhân và những mối đe dọa đối với ngôi nhàn chung của chúng ta. Thế giới khao khát những mẫu mực của lòng quảng đại, tình yêu và trên hết là lòng can đảm. Lời kêu gọi quảng đại phục vụ Thánh I-giê-ni-ô được nhớ với tước hiệu “linh mục của người nghèo” và mẫu gương của lòng quảng đại. Cuộc sống trần thế của Ngài là mẫu mực của lòng quảng đại và lòng dũng cảm vị tha, một cuộc lữ hành trần thế tận hiến cho Thiên Chúa, Giáo hội và những người bị bỏ rơi nhất. Thánh I-giê-ni-ô là gương mẫu của người lữ hành hy vọng trong sự hiệp thông. Sứ mệnh của Ngài rất rõ ràng: loan báo Tin Mừng cho người nghèo và được truyền giáo bởi người nghèo. Mối tương quan hỗ tương giữa người đau khổ và người nghèo mang nhiều dung mạo khác nhau luôn là nguồn cảm hứng cho sứ mạng của chúng ta hôm nay. Thế giới đang bị tổn thương bởi sự chia rẽ, bất bình đẳng và đói tâm linh; trách nhiệm của chúng ta rất rõ ràng: chúng ta phải xây những cây cầu, thấy Chúa Ki-tô trong mọi khuân mặt và trở thành “Chúa Ki-tô” cho người khác. Chúng ta phải can đảm để gặp gỡ tha nhân trong nỗi đau của họ; họ đau đớn và vật lộn để tìm kiếm niềm hy vọng. Sứ mạng của chúng ta không bao giờ bị giới hạn trong những bức tường của nhà thờ hoặc cộng đoàn. Vâng! Đây là một lời hiệu triệu hành động khẩn cấp! Vào mỗi buổi sáng, lời kêu gọi này, kéo chúng ta ra khỏi giường, thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước với tình yêu dành cho thế giới đang đau khổ và cần đến tình yêu của Đức Ki-tô. Đức Thánh Cha Bê-nê-đíc-tô XVI nhắc nhớ chúng ta: “chia sẻ nhu cầu và đau khổ của kẻ khác là một cách hiến tặng chính bản thân mình cho họ: để quà tặng không làm hạ phẩm giá người nhận, không những tôi trao một cái gì của tôi, nhưng còn trao ban chính bản thân tôi nữa, như một nhân vị hiện hữu trong quạ tặng đó” (Đức Bê-nê-đíc-tô XVI, Thông điệp Thiên Chúa Là Tình Yêu, số 34). Một bài giảng sống động Thánh I-giê-ni-ô đã quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa nơi người nghèo và người bị bỏ rơi nhất. Ngài có những bài giảng sống động. Ngài kêu gọi “rao giảng, rao giảng, nếu cần thiết, hãy sử dụng lời nói”, câu nói này lột tả bản chất thánh thiện của Ngài – không ngừng theo đuổi bác ái, đầy lòng trắc ẩn và nhiệt tâm với các linh hồn. Giống như mẹ Pelican, thánh I-giê-ni-ô đã cống hiến cuộc đời mình với một tình yêu say mê cho người nghèo, người bị gạt ra bên lề xã hội, người trẻ, người già và những người bị lãng quên. Ngài can đảm đáp lại lời kêu gọi khẩn cấp trong thời đại Ngài và truyền cảm hứng cho những nhà truyền giáo đầu tiên tham gia cùng Ngài trong sứ mạng này. Một cái chết hạnh phúc Vào ngày 21 tháng 05 năm 1861, thánh I-giê-ni-ô kết thúc cuộc lữ hành trần thế, trước sự chứng kiến của anh em, Ngài trút hơi thở cuối cùng, và không quên nhắc nhớ anh em, “Nếu tôi ngủ quên, hãy đánh thức tôi, tôi muốn chết mà vẫn tỉnh táo”. Ngay cả trước khi qua đời, thánh I-giê-ni-ô vẫn muốn chia sẻ niềm hy vọng của mình về một cái “chết hạnh phúc”. Cách tiếp cận toàn diện của Ngài với việc truyền giáo, bắt nguồn từ lòng trắc ẩn, lòng quảng đại và chia sẻ cộng đồng, là kế hoạch chi tiết cho sứ vụ của chúng ta ngày nay. Chúng ta hãy giữ những lời cuối cùng của Ngài trong lòng: “Giữa anh em, hãy thực thi bác ái, bác ái, bác ái và bên ngoài nhiệt tâm lo cho phần rỗi các linh hồn”. Bác ái, nhiệt thành và quảng đại khởi đi từ trong những cộng đoàn của chúng ta. Sự quảng đại mang tính nhân văn Thánh I-giê-ni-ô đã để lại cho hậu thế một di sản về lòng vị tha và quảng đại và nó tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ. Cuộc đời thánh I-giê-ni-ô nhắc nhớ chúng ta về một sự thật căn bản: sẻ chia và quảng đại làm chúng ta trở nên người hơn. Sẻ chia và quảng đại giúp thu hẹp khoảng cách giữa thần thánh và sự hiện hữu trần thế của chúng ta. Người Zulu có một câu tục ngữ nổi tiếng: “Umuntu, ngumuntu, ngabantu! – một người chỉ là người thông qua người khác”). Ngày nay, thánh I-giê-ni-ô tiếp tục thách đố chúng ta thể hiện lòng quảng đại và đón nhận văn hóa chia sẻ, mở rộng con tim và dang tay ra với những người xung quanh, cùng mọi người dệt nên một mạng lưới tình yêu bao trùm mọi thụ tạo của Chúa. Sự bao dung có từ trong trái tim con người. Với tư cách là những thành viên trong gia đình thiêng liêng, chúng ta phải noi gương “vị giám mục có trái tim to như thế giới”. Dấn thân cho sứ vụ tông đồ của chúng ta Việc thực hành chia sẻ đưa chúng ta trở lại với các Tin Mừng, cộng đoàn của Chúa Giê-su với các Tông đồ của Ngài, những người đã cùng chia sẻ đời sống với nhau và với người nghèo. Thánh I-giê-ni-ô đã áp dụng mô hình cùng chia sẻ đời sống với nhau cho những nhà truyền giáo đầu tiên ở Aix. Ngài cũng mời những người khác như: người trẻ tham gia sống chung. Tôi muốn khuyến khích giới trẻ Hiến Sĩ chúng ta vun trồng văn hóa chia sẻ và rộng lượng. Chúng ta phải trân nhận rằng, tích trữ và ích kỷ không có khả thể để xây dựng một thế giới mới như thánh I-giê-ni-ô mường tượng. Cử hành lễ về cuộc đời thánh I-giê-ni-ô giúp chúng ta đổi mới cam kết sống các nhân đức bác ái, quảng đại và nhiệt tâm. Chúng ta hãy cảm đảm chấp nhận thay đổi, đổi mới trong cách tiếp cận chia sẻ Tin Mừng, và không ngừng theo đuổi xây dựng một thế giới được ghi dấu bởi tình yêu và sự hiệp nhất của Thiên Chúa. Tôi mời gọi mỗi người trong chúng ta hãy suy gẫm cuộc đời thánh I-giê-ni-ô và tìm cảm hứng từ đức tin, sự cống hiến và lòng bác ái của Ngài. Xin cho đời sống của Ngài thôi thúc chúng ta biết chia sẻ sâu sắc hơn, yêu thương nhiều hơn và phục vụ cách quảng đại hơn. Chúng ta xin thánh I-giê-ni-ô chuyển cầu giúp chúng ta tiếp tục lớn lên trong sự thánh thiện và tận hiến cho sứ mệnh của chúng ta. Xin tinh thần của Ngài hướng dẫn chúng ta để chúng ta cố gắng sống những giá trị mà Ngài đã gìn giữ, tạo nên những con đường hướng đến một thế giới đoàn kết và nhân ái hơn. Sau cùng, tôi gửi lời cảm ơn về tinh thần cống hiến hết mình của anh em cho sứ vụ của chúng ta. Với tư cách là thành viên của gia đình đặc sủng, chúng ta cùng nhau bước theo chân Đấng Sáng Lập, xin cuộc đời Ngài soi sáng và nâng đỡ chúng ta trong lời cầu nguyện của Ngài. Cha Kapena M. Erastus Shimbome, OMI Cố vấn Tổng quyền vùng Châu Phi – Madagascar. Thanh Tùng, OMI, chuyển ngữ. Nguồn:omiworld.org Ngày 17 tháng 05 Năm 2024 Gửi bài viết cho người thân / bạn Tên người gửi Email người gửi Tên người nhận Email người nhận Tiêu đề Email Gửi Bài liên quan Câu chuyện ngắn về các vị tử đạo tại Tây Ban Nha Chúa Nhật XXX – Thường Niên Kỷ niệm Phụng hiến trọn đời (Khấn trọn đời) của Hiến Sĩ Tu Huynh đầu tiên (1834) – 4/6 Nhớ Về Cha Nước mắt Mùa Chay Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo trợ Ngôn Sứ Thầm Lặng Hiến Sĩ Tu Huynh: “Quyền Bính Đích Thực Là Để Phục Vụ” Giới thiệu sách mới: Sách Gióp Viết Cho Người Bệnh